Sự cần thiết phải xây dựng Chương tố tụng lao động trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi)


Ngày xuất bản: 05/08/2015 12:50:34 SA
Lượt đọc: 5182

 

 

Thực hiện Nghị quyết số 20/2011/QH13 về Chương tŕnh xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII và Ủy ban thường vụ Quốc hội đă ra Nghị quyết số: 428/NQ-UBTVQH13 về triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương tŕnh xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nghiệm kỳ khóa XIII và giao cho Ṭa án nhân dân Tối cao xây dựng Luật Tố tụng lao động.

Tuy nhiên, căn cứ vào t́nh h́nh thực tế, theo Nghị quyết số 780/NQ-UBTVQH13 ngày 25/6/2014 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đă đưa dự án Luật tố tụng lao động ra khỏi chương tŕnh xây dựng Luật và Pháp lệnh năm 2014 và 2015; đồng thời Ủy ban Các vấn đề xă hội của Quốc hội đă có công văn gửi Ṭa án nhân dân Tối cao về việc: “Ư kiến xây dựng qui định pháp luật điều chỉnh nội dung tố tụng lao động”, theo đó đề nghị cần qui định một chương riêng trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) điều chỉnh về nội dung tố tụng lao động.  

Ngày 23/5/2015, Quốc hội thảo luận Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) trong đó nội dung tố tụng lao động được qui định thành các điều riêng lẻ trong dự thảo bộ luật mà không qui định thành một Chương riêng về tố tụng lao động.

Để đảm bảo vai tṛ của tổ chức công đoàn  trong việc đại diện và bảo vệ người lao động tại ṭa án, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết giải quyết các tranh chấp lao động đang phát sinh và diễn biến phức tạp, tạo tiền đề để xây dựng Luật tố tụng lao động độc lập, tạo sự thuận lợi cho người lao động hiểu và tham gia tố tụng lao động, th́ việc phải xây dựng một chương riêng về tố tụng lao động trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) là hoàn toàn cần thiết.

Mặt khác, việc xây dựng 1 chương riêng về tố tụng lao động trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) là tiền đề để xây dựng Luật tố tụng lao động độc lập, đáp ứng đặc thù riêng của quan hệ lao động. Quan hệ lao động khác biệt với quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân gia đ́nh bởi đặc điểm: trong quan hệ lao động, dù có xảy ra tranh chấp th́ hai bên vẫn duy tŕ mối quan hệ; một bên của quan hệ lao động là người lao động, luôn ở thế yếu (do bị chi phối bởi mối quan hệ chủ - thợ); Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động và tập thể lao động tham gia vào quan hệ lao động. Việc xây dựng một chương riêng về tố tụng lao động trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) sẽ đáp ứng sự nhanh chóng, rút gọn thủ tục tố tụng, áp dụng án lệ, gộp các vụ án lao động cá nhân, tạo thuận lợi cho người lao động, cán bộ công đoàn hiểu và nắm bắt được những qui định cơ bản về tố tụng lao động.

Tuy nhiên việc xây dựng 1 chương Những qui định đặc thù của tố tụng lao động sẽ gặp phải một số khó khăn về kỹ thuật văn bản, khó bóc tách riêng các qui định của tố tụng lao động trong  BLTTDS (v́ tŕnh tự, thủ tục tố tụng lao động hiện nay nằm trong tŕnh tự, thủ tục của tố tụng dân sự). Do đó, sẽ có hiện tượng các điều luật bị lặp lại, chồng lấn lên nhau. Để tránh t́nh trạng này cần phải xử lư về kỹ thuật văn bản: dẫn chiếu các điều luật qui định chung về cả tố tụng lao động và tố tụng dân sự.

Trong quá tŕnh tham gia góp ư Dự án Bộ luật dân sự, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn chủ động nghiên cứu và đề xuất quan điểm xây dựng Chương tố tụng lao động trong Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi).

Công văn số 226/TLĐ ngày 02/3/2015 của Tổng Liên đoàn gửi Đồng chí Chánh án Ṭa án nhân dân tối cao, Ủy ban Các vấn đề xă hội của Quốc hội, Ủy ban Tư pháp về việc đề nghị bổ sung Tổng Liên đoàn vào thành viên của Ban soạn thảo và Tổ biên tập Dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) và đề xuất quan điểm của Tổng Liên đoàn về việc cần có một Chương riêng về tố tụng lao động trong dự thảo.

Công văn số 330/TLĐ ngày 17/3/2015 gửi Ṭa án nhân dân tối cao, Ủy ban Các vấn đề xă hội của Quốc hội, Ủy ban Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xă hội về việc xây dựng dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự tŕnh ra Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9.

Thông qua các tọa đàm, hội thảo quốc tế và trong nước, thông qua tổng hợp ư kiến của các cấp công đoàn và người lao động, quan điểm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc cần thiết phải xây dựng 1 chương riêng về tố tụng lao động đă nhận được sự đồng t́nh, ủng hộ của rất nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước, của các cán bộ công đoàn, của đoàn viên công đoàn và người lao động. Bộ Lao động – Thương binh và Xă hội là cũng có đồng quan điểm như Tổng Liên đoàn. Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII cũng có một số ư kiến của các đại biểu Quốc hội đề nghị cần xây dựng một chương riêng về tố tụng lao động.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang tiếp tục đề nghị Ủy ban Các vấn đề xă hội của Quốc hội, Ủy ban Tư pháp, Ban Soạn thảo dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) việc xây dựng một Chương riêng về tố tụng lao động trong dự thảo để kịp thời tŕnh ra kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII thông qua.

(theo Trang TTĐT Tổng LĐLĐ Việt Nam)

 

 

 

 

 

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter