Yên Bái: Triển khai hai kịch bản ứng phó nhanh với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi


Ngày xuất bản: 20/03/2019 8:44:00 SA
Lượt đọc: 28459

Trước nguy cơ cao lây nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai hai kịch bản ứng phó nhanh với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

http://yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/PublishingImages/Thanh-Thuy/2019/khaithac/a1-1552984434%20(1).jpg

Cán bộ thú y hướng dẫn bà con phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi ở xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Do đặc điểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra, bệnh lây lan nhanh gây chết đến 100% gia súc mắc bệnh, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Bởi vậy, nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào tỉnh Yên Bái thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc là rất cao, nhất là các địa phương có chăn nuôi lợn với số lượng lớn, địa phương có nhiều khách du lịch, có các tuyến đường Quốc lộ đi qua.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu phi; Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12-9-2018 của Thủ tướng chính phủ về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam; Công điện khẩn số 1237/CĐ - BNN ngày 22/02/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường kiểm soát buôn bán, giết mổ vận chuyển lợn và sản phẩm lợn để phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi.

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Công văn số 2325/UBND-NLN ngày 03/10/2018 về việc triển khai thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 212/KH – UBND ngày 30/11/2018 của UBND tỉnh và Công điện chỉ đạo của UBND tỉnh  yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Sở ngành tập trung triển khai  thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh.

http://media.thanhnienviet.vn/uploads/2019_03/a2-1552984434.JPG

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi ở xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn. Ảnh: Phạm Tú.

Trước nguy cơ cao lây nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT triển khai hai kịch bản ứng phó nhanh với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Theo đó, khi chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi:

Cần chỉ đạo triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của Trung ương, của UBND tỉnh, như: Thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa bàn có nguy cơ cao, khu vực chăn nuôi nhiều, các địa điểm có nhiều khách du lịch; thông tin tuyên truyền nguy cơ, của bệnh và các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, tỉnh, nhưng tránh hiểu lầm và gây hoang mang trong xã hội.

http://media.thanhnienviet.vn/uploads/2019_03/a3-1552984434.JPG

Cán bộ xã Đại Lịch (Văn Chấn) tuyên truyền hướng dẫn nhân dân

biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi. 

Đồng thời, nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc; tập trung ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn tỉnh; tổ chức kiểm soát, giám sát các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy và khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín đến địa bàn tỉnh; thực hiện xử lý thức ăn thừa có nguồn gốc chế biến từ thịt lợn từ các, phương tiện vận chuyển xuất phát từ vùng, quốc gia có dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; tiêu hủy đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép vào địa bàn tỉnh.

Tiến hành tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; tổ chức giám sát định kỳ ở các vùng có nguy cơ cao, mật độ chăn nuôi cao; hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn. Khi phát hiện lợn nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn vận chuyển trái phép, nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc có thể lấy mẫu để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định.

Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm các loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ, tại các hộ, cơ sở chăn nuôi lợn hoặc trong quá trình vận chuyển; các sản phẩm thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích, lạp sườn. Tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn, sản phẩm từ lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Và chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết cho việc tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm.

Khi phát hiện ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên:

Thực hiện chế độ báo cáo và công bố dịch bệnh trên địa bàn theo quy định; đồng thời tập trung huy động nguồn lực của địa phương thực hiện quyết liệt các biện pháp chống dịch; phải dừng việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã có lợn, sản phẩm lợn được xác định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thành lập các Tổ kiểm soát cơ động, Chốt kiểm soát dịch bệnh ngăn chặn việc vận chuyển, giết mổ lợn và sản phẩm của lợn.

Khi có thông tin nghi ngờ dịch bệnh, Đội ứng phó nhanh ngăn chặn bệnh Dịch lả lợn Châu phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh Yên Bái của Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương kiểm tra, xác minh dịch bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tác nhân gây bệnh. Đồng thời, tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn, sản phẩm từ lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh.

http://media.thanhnienviet.vn/uploads/2019_03/a4-1552984434.jpg

Cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín ra khỏi vùng dịch; tổ chức khử trùng triệt để, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi của hộ có động vật bị mắc bệnh, nơi tiêu hủy động vật và khu vực xung quanh (thôn, bản, xã, phường) theo hướng dẫn của cơ quan Thú y và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bất kỳ ai khi phát hiện lợn bị bệnh, nghi bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cần báo ngay cho chính quyền địa phương, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ Nông nghiệp cấp huyện hoặc Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Đội ứng phó nhanh ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh Yên Bái, điện thoại liên hệ: 02163 893 536; 0913 339 931).

Trong phạm vi 03 km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

http://media.thanhnienviet.vn/uploads/2019_03/a5-1552984434.jpg

Trong phạm vi 10 km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 01 lần/tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch; đồng thời thực hiện việc theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

Nghiêm cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm (trừ trường hợp cơ sở đã được cấp “Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật” đối với các bệnh khác, cần phải lấy mẫu xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được phép vận chuyển ra ngoài dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền của địa phương).

Không vận chuyển lợn con, lợn giống từ bên ngoài vào trong vùng bị dịch uy hiếp để nuôi tái đàn khi chưa có hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

Đối với lợn trưởng thành hoặc trong trường hợp chủ cơ sở nuôi lợn có nhu cầu giết mổ thì được phép giết mổ dưới sự giám sát của cán bộ thú y với điều kiện kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Thịt lợn và sản phẩm thịt lợn chỉ được phép tiêu thụ trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp hoặc vùng giám sát.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cần tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; không cho nhập lợn và sản phẩm lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc vào địa phương; đặc biệt là các địa phương có tuyến Quốc lộ đi qua và vào địa bàn tỉnh; phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn theo đúng quy định của pháp luật.

 

 Theo CTTĐT

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter