Yên Bái phấn đấu đến năm 2030 có 50% công nhân lao động tại các doanh nghiệp đạt danh hiệu “Công dân học tập”


Ngày xuất bản: 17/02/2023 4:54:00 CH
Lượt đọc: 2807

 Nhằm tăng cường trách nhiệm của các cấp, ngành, người sử dụng lao động trong việc tuyên truyền, vận động, hỗ trợ công nhân lao động (CNLĐ) tại các doanh nghiệp, hình thành ý thức tự học, tích cực học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết pháp luật, kỹ năng sống, phấn đấu đạt danh hiệu “Công dân học tập”, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh theo tinh thần Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới và Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch 282/KH-UBND ngày 30/12/2022 triển khai thực hiện Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 19/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2030", theo đó, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh là đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện.

Các cấp công đoàn htường xuyên tổ chức các hoạt đông tuyên truyền giúp người lao động nâng cao nhận thức về mọi mặt

Để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 70% (năm 2030 đạt 90%) CNLĐ tại các doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến CNLĐ gắn với những nội dung lý luận về chức năng, nhiệm vụ của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam; đến năm 2025 đạt 50% (năm 2030 đạt 75%) CNLĐ tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề; đến năm 2025 đạt 50% (năm 2030 đạt 75%) CNLĐ tại các doanh nghiệp tham gia học tập các nội dung giáo dục kỹ năng sống; đến năm 2025 đạt 40% (năm 2030 đạt 65%) CNLĐ tại các doanh nghiệp được phổ biến về công nghệ thông tin, công nghệ số; đến năm 2025 đạt 30% (năm 2030 đạt 50%) CNLĐ tại các doanh nghiệp đạt danh hiệu “Công dân học tập” do cơ quan có thẩm quyền ban hành; LĐLĐ tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai các giải pháp: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động và CNLĐ về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong nền kinh tế số, xã hội số thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội, hệ thống thông tin cơ sở, các cơ sở giáo dụccác phương thức khác; tuyên truyền, phổ biến, vận động CNLĐ phấn đấu đạt danh hiệu “Công dân học tập”, có kỹ năng số để có thể tự tìm kiếm, sử dụng, chia sẻ thông tin trên môi trường số, Internet. Đồng thời, triển khai các biện pháp hỗ trợ CNLĐ; vận động các doanh nghiệp ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho việc khuyến khích học tập, nâng cao tay nghề; tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ CNLĐ được tham gia học tập suốt đời; Đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ của tổ chức Công đoàn cho hoạt động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng của CNLĐ. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời cho CNLĐ. Tổ chức các phong trào thi đua, cuộc vận động, các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy học tập suốt đời trong CNLĐ; xây dựng, duy trì thói quen đọc sách và tự học, ý thức học tập suốt đời phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân với thông điệp “Học tập suốt đời - cơ hội có việc làm bền vững”; Phát động thi đua học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp gắn với thi đua Lao động giỏi, Lao động sáng tạo trong CNLĐ; tiếp tục triển khai phong trào ôn lý thuyết, luyện tay nghề, các cuộc thi thợ giỏi, “Bàn tay vàng”; Hỗ trợ CNLĐ có điều kiện thuận lợi tham gia học tập. Tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành, các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong lĩnh vực học tập suốt đời cho CNLĐ; thực hiện tốt công tác phối hợp với người sử dụng lao động trong việc tuyên truyền, vận động và hỗ trợ, tạo điều kiện để CNLĐ học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

Với trách nhiệm là chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch, LĐLĐ tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp công đoàn: Phối hợp với các phòng, ban liên quan của các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, gắn với triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNLĐ; chủ động đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động tạo điều kiện về thời gian, kinh phí hỗ trợ CNLĐ học tập; Đưa nội dung đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời vào nội dung đối thoại hằng năm giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, UBND huyện với doanh nghiệp, công đoàn, công nhân, người lao động; đưa nội dung này vào thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức điều tra, khảo sát mặt bằng trình độ, nhu cầu học tập của CNLĐ làm cơ sở để triển khai các hoạt động đẩy mạnh học tập suốt đời trong CNLĐ tại doanh nghiệp và có các hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch. Hưởng ứng Phong trào thi đua yêu nước gắn với thi đua đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động CNLĐ tự học tập; đăng ký và phấn đấu đạt danh hiệu “Công dân học tập”; giao cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo đõi, đánh giá, công nhận danh hiệu “Công dân học tập”.

Bài, ảnh: Thanh Xuân

 

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter