Hỏi - đáp về Tài chính công đoàn

Câu hỏi:
  • Xin cho biết: Tài chính công đoàn được quy định như thế nào trong Luật Công đoàn năm 2012?

  • Câu trả lời:
  •    

     Trả lời: Luật Công đoàn năm 2012 quy định về tài chính công đoàn trong các điều luật sau:

    Điều 26. Tài chính công đoàn

    Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

    1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

    2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

    3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;

    4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước  nước ngoài.

    Điều 27. Quản lý, sử dụng tài chính công đoàn

    1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    2. Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:

    a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;

    b) Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

    c) Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;

    d) Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;

    đ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;

    e) Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;

    g) Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;

    h) Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;

    i) Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;

    k) Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;

    l) Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;

    m) Các nhiệm vụ chi khác.

    Điều 28. Tài sản công đoàn

    Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, từ nguồn vốn của Công đoàn; tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho Công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của Công đoàn.

     Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện quyền, trách nhiệm sở hữu tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật.

    Điều 29. Kiểm tra, giám sát tài chính Công đoàn

    1. Công đoàn cấp trên hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác tài chính của công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    2. Cơ quan kiểm tra của Công đoàn kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính của Công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính của Công đoàn theo quy định của pháp luật

     


  •  Các câu hỏi khác
  •        Không muốn tăng ca để ở nhà chăm sóc con
  •        Chính sách trợ cấp cho trẻ em mầm non là con của công nhân lao động tại các khu công nghiệp.
  •        Các trường hợp mắc bệnh nan y được xem xét giải quyết hưởng BHXH một lần
  •        Chế độ tai nạn lao động
  •        Điểm mới của Luật Trẻ em năm 2016
  • ĐẶT CÂU HỎI


      





    Thư viện Video

    Liên kết khác

    Các ca khúc về Công đoàn

    Lượt truy cập

    Free Website Hit Counter