Mức ăn giữa ca quá thấp, có được đình công?

Câu hỏi:
  • Thưa Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải, trường hợp có đông người lao động trong doanh nghiệp không đồng tình với chủ doanh nghiệp vì mức ăn giữa ca quá thấp, sau 3 lần kiến nghị vẫn không được giải quyết thì người lao động có được đình công hay không?

  • Câu trả lời:
  •    

     Trả lời:

    Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải trả lời: Trường hợp CĐCS và người lao động đã thương lượng với người sử dụng lao động về vấn đề nâng cao chất lượng bữa ăn ca mà không được người sử dụng lao động đáp ứng thì Công đoàn có quyền để thực hiện các thủ tục đình công theo quy định của Bộ luật Lao động. 

    Theo Bộ luật Lao động, Chương XIV: Giải quyết tranh chấp LĐ, Mục 4: Đình công và giải quyết đình công

    Điều 209. Đình công

    1. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể LĐ nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp LĐ.

    2. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp LĐ tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của bộ 
    luật này.

    Điều 210. Tổ chức và lãnh đạo đình công

    1. Ở nơi có tổ chức CĐCS thì đình công phải do Ban Chấp hành CĐCS tổ chức và lãnh đạo.

    2. Ở nơi chưa có tổ chức CĐCS thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ.

    Điều 211. Trình tự đình công

    1. Lấy ý kiến tập thể LĐ.

    2. Ra quyết định đình công.

    3. Tiến hành đình công.

    Điều 212. Thủ tục lấy ý kiến tập thể LĐ

    1. Đối với tập thể LĐ có tổ chức CĐCS thì lấy ý kiến của thành viên Ban Chấp hành CĐCS và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi chưa có tổ chức CĐCS thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của người LĐ.

    2. Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký.

    3. Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm:

    a) Phương án của Ban Chấp hành công đoàn về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 213 của bộ luật này;

    b) Ý kiến của người LĐ đồng ý hay không đồng ý đình công.

    4. Thời gian, hình thức lấy ý kiến để đình công do Ban Chấp hành công đoàn quyết định và phải thông báo cho người sử dụng LĐ biết trước ít nhất 1 ngày.

    Điều 213. Thông báo thời điểm bắt đầu 
    đình công

    1. Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của Ban Chấp hành công đoàn đưa ra thì Ban Chấp hành công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản.

    2. Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:

    a) Kết quả lấy ý kiến đình công;

    b) Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm 
    đình công;

    c) Phạm vi tiến hành đình công;

    d) Yêu cầu của tập thể LĐ;

    đ) Họ tên của người đại diện cho Ban Chấp hành công đoàn và địa chỉ liên hệ để giải quyết.

    3. Ít nhất là 5 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, Ban Chấp hành công đoàn gửi quyết định đình công cho người sử dụng LĐ, đồng thời gửi 1 bản cho cơ quan quản lý nhà nước về LĐ cấp tỉnh, 1 bản cho công đoàn cấp tỉnh.

    4. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng LĐ không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể LĐ thì Ban Chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công.

    (Báo Lao động)


  •  Các câu hỏi khác
  •        Không muốn tăng ca để ở nhà chăm sóc con
  •        Chính sách trợ cấp cho trẻ em mầm non là con của công nhân lao động tại các khu công nghiệp.
  •        Các trường hợp mắc bệnh nan y được xem xét giải quyết hưởng BHXH một lần
  •        Chế độ tai nạn lao động
  •        Điểm mới của Luật Trẻ em năm 2016
  • ĐẶT CÂU HỎI


      





    Thư viện Video

    Liên kết khác

    Các ca khúc về Công đoàn

    Lượt truy cập

    Free Website Hit Counter