Hiệu quả từ các phong trào thi đua trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tỉnh Yên Bái
Ngày xuất bản: 12/01/2025 11:07:00 SA
Lượt xem: 792

Các phong trào thi đua trong đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống của người lao động và thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức công đoàn. Những phong trào thi đua này không chỉ tạo ra môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp của mỗi cá nhân, mà còn là động lực để các cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Hằng năm, Liên đoàn Lao động tỉnh phát động các phong trào thi đua nhiều nội dung sát thực cụ thể

5 năm qua, phong trào thi đua trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tỉnh Yên Bái đã phát triển rộng khắp cả về chiều rộng và chiều sâu, có nhiều đổi mới về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện; được các cấp Công đoàn trong tỉnh cụ thể hóa với tên gọi phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề, thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhờ thực hiện tốt các phong trào thi đua, cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ năng động hơn, sáng tạo hơn, tích cực thi đua lao động sản xuất, học tập, công tác, hoàn thành xuất sác nhiệm vụ, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Hằng năm, Liên đoàn Lao động tỉnh đã căn cứ chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của tỉnh, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ của công đoàn cấp trên, kịp thời xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua thành các đợt với nhiều nội dung sát thực, biện pháp cụ thể, tập trung vào phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” với mục tiêu “Năng suất, chất lượng, hiệu quả” gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tới 100% các cấp công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ.

Trên cơ sở nội dung phong trào thi đua đã phát động, Liên đoàn Lao động tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình triển khai, thực hiện, chấm điểm, bình xét, suy tôn đề nghị các cấp khen thưởng; tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong năm ngoài 02 đợt chính thức phát động, công đoàn tỉnh còn phát động các đợt thi đua chuyên đề và thi đua ngắn ngày, thi đua nước rút lập thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, tích cực động viên đoàn viên, CNVCLĐ quyết tâm hoàn thành vượt mức kế hoạch năm.

Nội dung các phong trào thi đua đã bám sát vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, thu hút được đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia, gắn kết trực tiếp với mọi hoạt động của tổ chức công đoàn, đảm bảo tính thiết thực, thực tiễn và gắn với hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời gắn với quyền lợi, thu nhập của người lao động. Từ cac phong trào chung, các đơn vị đã cụ thể hóa tên gọi thành các phong trào thi đua phù hợp với từng lĩnh vực như: đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, CCVC “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu, “Cải cách thủ tục hành chính”, “Thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí”, “Học tập nâng cao trình độ về mọi mặt”, xây dựng “Đời sống văn hóa cơ sở” gắn với đẩy mạnh “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”... Các phong trào thi đua diễn ra liên tục, từng bước đạt hiệu quả từ việc t ổ chức đăng ký, ký kết thi đua đến việc tổ chức thực hiện với các nội dung tiêu chí sát thực, công tác chỉ đạo chặt chẽ, được kiểm tra, thẩm định. Phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” trở thành phong trào mũi nhọn của nhiều cơ quan, đơn vị. Có nhiều đề tài, giải pháp quản lý của các cơ quan đơn vị mang tính sáng tạo được vận dụng vào thực tiễn mang lại giá trị cao. .....

Trong lĩnh vực y tế, việc thực phong trào thi đua trong ngành y tế không chỉ giúp nâng cao trình độ chuyên môn, cải thiện môi trường làm việc mà còn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Việc tiếp tục triển khai và mở rộng các phong trào này sẽ là động lực quan trọng để ngành y tế phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các phong trào thi đua nổi bật: “Thực hiện 12 điều y đức”, “Xây dựng bệnh viện xuất sắc toàn diện”, “Thầy thuốc như mẹ hiền”, “Phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”...qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có đạo đức trong sáng, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, người bệnh. Trong lĩnh vực giáo dục lại nổi lên các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” gắn với các cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” , “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phong trào “Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ”... góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thúc đẩy các hoạt động dạy và học, đảm bảo nề nếp, kỷ cương trong giảng dạy, trong công tác với nhiều chuyển biến tích cức, nâng cao chất lượng của các cấp học. đồng thời, động lực quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện và hiệu quả. Việc tiếp tục phát huy các phong trào thi đua này sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục, giúp học sinh phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai.

Người lao động của Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái yên tâm làm việc, cống hiến, gắn bó, đồng hành cùng doanh nghiệp

Trong khối sản xuất kinh doanh, các phong trào thi đua cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình công việc, thúc đẩy sáng tạo, và nâng cao năng suất lao động. Các phong trào này không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần tạo ra môi trường làm việc tích cực, đoàn kết và phát triển bền vững, nổi bất như: Phong trào "Lao động giỏi, lao động sáng tạo"đây là phong trào thi đua nổi bật trong khối sản xuất kinh doanh, khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến quy trình công tác và năng suất lao động. Người lao động được động viên nghiên cứu, cải tiến các quy trình làm việc, sử dụng công nghệ mới, ứng dụng các phương pháp quản lý hiệu quả để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí và tăng năng suất lao động. Đồng thời này giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao và giảm chi phí sản xuất; phong trào "Xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp", phong trào "Chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt", phong trào "Xanh – Sạch – Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động", phong trào "Sáng kiến cải tiến kỹ thuật và công nghệ"...Các phong trào thi đua trong khối sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc, sáng tạo và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Thực hiện các phong trào này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa năng suất và giảm chi phí, mà còn góp phần cải thiện đời sống của người lao động, xây dựng môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.

Phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện để cán bộ, CNVCLĐ tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ... với nhiều hình thức đào tạo tại chức từ xa, bồi dưỡng, tập huấn. Trong 5 năm, toàn tỉnh có 3.116 cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ công đoàn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CNVCLĐ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Phong trào thi đua “Đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn” gắn với phong trào “CNVCLĐ tỉnh Yên Bái tích cực xây dựng nông thôn mới”.

Phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” được các cấp công đoàn triển khai sâu rộng, tích cực và đạt hiệu quả cao. Hằng năm có 100% cơ quan, đơn vị khối hành chính sự nghiệp và 90% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đăng ký xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa; có 95% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; có 70% CĐCS phối hợp với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoàn thành các tiêu chí cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hạnh phúc. Bên cạnh đó, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tích cực chỉ đạo, vận động đoàn viên, CNVCLĐ luôn đi đầu trong việc tham gia đóng góp các quỹ xã hội từ thiện do các cấp các ngành phát đọng, ủng hộ Quỹ “Xã hội Công đoàn” tỉnh, tích cực thu hút, kết nối, kêu gọi các nhà tài trợ nhằm chăm lo tốt cho đoàn viên, CNVCLĐ.

Trong 5 năm qua, trong phong trào:Phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, với nhiều mô hình hay, cách làm mới, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác và sản xuất, kinh doanh; có 114 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cấp tỉnh; 14.230 đề tài, sáng kiến cấp cơ sở được áp dụng vào thực tế, các sáng kiến cải tiến đều tập trung nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, với số tiền làm lợi ước tính trên 12 tỷ đồng. Nổi bật trong giai đoạn 2021 - 2023, các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”,Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”: Có 1.761 sáng kiến được các cấp công nhận, giá trị làm lợi gần 7,4 tỷ đồng; tại phần mềm trực tuyến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có 2.943 đoàn viên, CNVCLĐ tham gia, có 746 sáng kiến được Ban tổ chức thông qua. Thông qua 2 chương trình có 80 sáng kiến, giải pháp tham gia đăng ký Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ IX, lần thứ X; có nhiều sáng kiến, giải pháp đạt giải cao được Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Bằng khen.

Công nhân lao động công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn sôi nổi trong các phong trào thi đua do công đoàn, công ty phát động

 Phong trào thi đua “Xanh -  Sạch - Đẹp, Bảo đảm An toàn vệ sinh lao động”: Các cấp công đoàn đã tổ chức đăng ký các danh hiệu thi đua, ký cam kết về an toàn vệ sinh lao động, xây dựng đơn vị điểm về an toàn lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động. LĐLĐ tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với chuyên môn, người sử dụng lao động tự kiểm tra, chấm điểm phong trào theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn, gắn với thực hiện đánh giá chấm điểm hằng năm qua đó tạo khí thế thi đua sôi nổi tại các cơ quan, đơn vị góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị Xanh - Sạch - Đẹp, thúc đẩy phong trào văn hoá tại nơi làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Phong trào đã phát huy tài năng sáng tạo của CNVCLĐ, có 84 sáng kiến làm lợi cho đơn vị, doanh nghiệp với tổng số tiền 324,6 triệu đồng; có 55 tập thể, 48 cá nhân được Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh tặng Cờ và Bằng khen.

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”: Nhiệm kỳ qua có 86% nữ công nhân, viên chức, lao động đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” cấp cơ sở; Có 69 tập thể, 57 cá nhân được Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh tặng Cờ và Bằng khen.

Trong 5 năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh được Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn, UBND tỉnh công nhận danh hiệu thi đua, tặng Cờ, Bằng khen cho 1.709 tập thể và cá nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, việc tổ chức phát động, thực hiện các phong trào thi đua và công tác khen thưởng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như:

Phong trào thi đua chưa gắn với mục tiêu phát triển lâu dài: hiều phong trào thi đua chỉ mang tính chất thời điểm, không được thiết kế để đáp ứng các mục tiêu dài hạn của tổ chức, doanh nghiệp hoặc cộng đồng. Điều này dẫn đến việc các phong trào thi đua dễ dàng bị lãng quên sau một thời gian hoặc thiếu tính bền vững. Các phong trào thi đua cần phải gắn liền với chiến lược phát triển tổng thể của tổ chức để đạt được hiệu quả lâu dài. Một trong những hạn chế lớn là nhiều phong trào thi đua được tổ chức một cách lặp đi lặp lại, không có sự đổi mới sáng tạo, làm cho các phong trào trở nên nhàm chán và thiếu sự hấp dẫn. Việc thiếu sự đổi mới về hình thức tổ chức, cách thức khen thưởng hoặc tiêu chí đánh giá khiến người tham gia không còn động lực và hào hứng. Công tác khen thưởng trong nhiều tổ chức còn bộc lộ sự thiếu công bằng và minh bạch. Một số trường hợp, người lao động hoặc các cá nhân không nhận được sự công nhận xứng đáng dù có đóng góp lớn. Ngược lại, những cá nhân không thực sự có thành tích có thể vẫn nhận được khen thưởng vì những yếu tố không liên quan đến kết quả công việc. Điều này gây ra sự bất mãn và làm giảm động lực trong công việc. Nhiều phong trào thi đua không được đánh giá và giám sát chặt chẽ, dẫn đến việc không thể xác định rõ hiệu quả của phong trào. Nếu không có các công cụ và phương pháp đánh giá cụ thể, việc triển khai phong trào sẽ không thể đạt được các mục tiêu đề ra. Việc thiếu đánh giá sẽ làm giảm tính chính xác trong việc xác định những cá nhân hoặc tập thể xứng đáng nhận khen thưởng. Đôi khi các phong trào thi đua được triển khai không đáp ứng đúng nhu cầu hoặc nguyện vọng của người lao động. Việc đưa ra các tiêu chí khen thưởng không hợp lý hoặc không thực tế khiến cho phong trào không thu hút được sự tham gia của đông đảo mọi người. Khi người lao động không thấy phong trào mang lại lợi ích trực tiếp cho bản thân, họ sẽ thiếu động lực tham gia. Một trong những hạn chế lớn là thiếu công tác tuyên truyền và tạo động lực mạnh mẽ cho các phong trào thi đua. Các phong trào cần được tuyên truyền rộng rãi, để mọi người hiểu rõ về mục đích, lợi ích và các tiêu chí tham gia. Nếu không có sự chú trọng đúng mức đến công tác tuyên truyền và tạo động lực, phong trào sẽ không được hưởng ứng mạnh mẽ từ người lao động. Công tác khen thưởng có thể gặp vấn đề khi phân bổ không hợp lý, thiếu công bằng hoặc không phản ánh đúng thành tích và công sức của người lao động. Một số trường hợp, việc khen thưởng chỉ tập trung vào những cá nhân nổi bật mà bỏ qua sự đóng góp của những người khác có công sức tương tự. Điều này có thể tạo ra sự bất mãn và làm giảm động lực của những người chưa được khen thưởng. Các phong trào thi đua có thể quá chú trọng vào thành tích cá nhân mà thiếu sự khích lệ đối với tập thể, nhóm hoặc đội nhóm. Điều này có thể làm giảm tính đoàn kết và tinh thần hợp tác giữa các cá nhân trong công việc, thay vì khuyến khích sự phối hợp và làm việc nhóm. Phong trào thi đua cần phải khuyến khích sự phát triển của cả cá nhân và tập thể, đảm bảo rằng các nhóm có sự đóng góp và công nhận công sức của mình. Một hạn chế nữa là thiếu sự phản hồi và đánh giá kết quả sau mỗi phong trào thi đua. Nếu không có sự tổng kết sau khi phong trào kết thúc, tổ chức sẽ không thể rút ra bài học kinh nghiệm và cải thiện được chất lượng các phong trào sau này, đánh giá kết quả là rất cần thiết để cải thiện và duy trì các phong trào thi đua trong thời gian tới. Song có thể khẳng định rằng, kết quả của các phòng trào thi đua luôn là động lực thúc đẩy, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - chính trị của tỉnh.

Mạnh Hùng - Vũ Quỳnh 

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter