Đưa công tác nữ công ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước


Ngày xuất bản: 01/02/2016 8:54:24 SA
Lượt đọc: 4613

 Nữ CNVCLĐ là bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam và là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ cả nước. Trong những năm qua, cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tỉ lệ nữ lao động có xu hướng gia tăng. Nữ CNVCLĐ đă tham gia vào mọi lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội. Xuất phát từ yêu cầu của phong trào nữ CNVCLĐ, trong những năm qua,Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đă ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết như:Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ ngày 29/01/2011 “Về công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Chương trình hành động số 1273/CTr-TLĐ ngày 05/8/2011 về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015,Chương trình hành động số 190/CTr-TLĐ ngày 30/01/2008 thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Chỉ thị số 03/CT-TLĐ ngày18 tháng 8 năm 2010 về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ, nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn công tác nữ công.

 Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã xác định công tác vận động nữ CNVCLĐ là một trong 8 nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong nhiệm kỳ mới; Đại hội đã đề ra 12 chỉ tiêu phấn đấu, trong đó chỉ tiêu thứ 8 là phấn đấu “Có 100% số cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp, 100% số cán bộ nữ công công đoàn cấp trên cơ sở trở lên được bồi dưỡng, tập huấn nội dung về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn”; Đại hội đã thông qua dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam sửa đổi, bổ sung, trong đó dành riêng Chương VI với 2 điều 35 và 36 quy định về Công tác nữ công. Luật Công đoàn năm 2012 đă quy định việc sử dụng tài chính công đoàn trong đó có nhiệm vụ tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới (Khoản 2 mục g, Điều 27).

 Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn là công tác vận động nữ CNVCLĐ không thể tách rời các mặt công tác của công đoàn, phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của nữ CNVCLĐ, giao nhiệm vụ cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn các cấp trực tiếp chỉ đạo công tác vận động nữ CNVCLĐ. Đưa công tác nữ công vào nghị quyết BCH hàng năm của các cấp công đoàn, có bộ máy ban nghiệp vụ tham mưu về công tác nữ; phải luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nữ công. Ban Nữ công các cấp có trách nhiệm tham mưu cho Đoàn Chủ tịch, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành CĐ các cấp về công tác nữ, đại diện cho nữ CNVCLĐ tham gia bàn bạc giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến nữ CNVCLĐ và trẻ em.

 Xây dựng các chương trình phối hợp thường niên với các cơ quan hữu quan để tăng cường hiệu quả công tác nữ công và bảo đảm chính sách pháp luật lao động nữ; đổi mới nội dung, đa dạng hoá h́ình thức tập hợp, vận động nữ CNVCLĐ phù hợp với đối tượng, lĩnh vực ngành nghề, địa bàn. Coi trọng công tác thi đua khen thưởng chuyên đề nữ công ở các cấp, đặc biệt quan tâm công đoàn cấp cơ sở, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho độ ngũ cán bộ nữ công công đoàn các cấp.

Công tác nữ công trong Nhiệm kỳ Đại hội XI Công đoàn Việt Nam cần tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:

  Công tác chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ

Chủ động đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới. Đặc biệt, quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 hướng dẫn lao động nữ ký hợp đồng lao động theo đúng qui định của pháp luật lao động; thương lượng, xây dựng, ký kết thoả ước lao động tập thể có nội dung lao động nữ được hưởng quyền lợi cao hơn quy định của pháp luật, coi đây là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ tại doanh nghiệp.

  Phát huy vai trò, chức năng của Công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp. Đặc biệt giải quyết chính sách lao động nữ trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, cấu trúc lại doanh nghiệp. Tập hợp tâm tư, nguyện vọng của lao động nữ, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, thủ trưởng đơn vị để bảo đảm thực hiện pháp luật, chính sách đối với lao động nữ; kiến nghị với Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, chính sách, chế độ liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, ổn định trong doanh nghiệp.

  Tham gia tích cực trong việc chăm lo và cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, đảm bảo an toàn,vệ sinh lao động cho lao động nữ, trong đó tập trung các vấn đề liên quan nhà ở, nhà trẻ, bếp ăn tập thể, nhà tắm, nhà vệ sinh, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám sức khỏe định kỳ, khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ…nhất là ở những doanh nghiệp ngoài nhà nước có sử dụng nhiều lao động nữ. 

  Công đoàn KCN, KCX tiếp tục vận động doanh nghiệp thực hiện “Doanh nghiệp thân thiện với trẻ nhỏ” trong việc hỗ trợ cho lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian làm việc; đề xuất các chính sách xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ cho lao động nữ.

  Công tác tuyên truyền giáo dục

 Tiếp tục triển khai sâu rộng Nghị quyết 11/ BCT và Kết luận số 55 của Ban Bí thư về. Nghiên cứu, cụ thể hóa các mục tiêu nội dung, nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới, Chiến lược gia đình, Chiến lược Dân số - SKSS, Chiến lược quốc gia về trẻ em phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện của các cấp Công đoàn

            Chọn lựa các nội dung, hình thức tuyên truyền giáo dục phù hợp đặc điểm, tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp. Lồng ghép tuyền truyền, phổ biến pháp luật, chế độ, chính sách đối với lao động nữ, chú trọng các nội dung Bộ luật Lao động 2012, Luật Công đoàn 2012, Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, vấn đề hôn nhân, gia đình, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho CNLĐ…Chú trọng tuyên truyền ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước có đông lao động nữ.

  Thực hiện chủ trương lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn. Các hoạt động này cần thu hút được đông đảo cán bộ, đoàn viên, người lao động, người sử dụng lao động cả nam và nữ tham gia. Dành tỷ lệ kinh phí thích hợp để biên soạn, in ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền tại các công đoàn cơ sở.

  Tổ chức các phong trào thi đua và các hoạt động xã hội

 Vận động nữ CNVCLĐ tích cực tham gia thực hiện các phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ; chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động. Bên cạnh đó, vận động CNVCLĐ tham gia các phong trào thi đua do công đoàn, chuyên môn phát động, trên cơ sở các phong trào thi đua chung Đại hội XI Công đoàn Việt Nam phát động, đó là thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Thi đua phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn”; “Xây dựng nông thôn mới”; “Xanh-sạch-đẹp, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động” và thực hiện cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”.

- Vận động nữ CNVCLĐ tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp. Các cấp công đoàn tăng cường phối hợp với lãnh đạo chuyên môn, đơn vị doanh nghiệp có nhiều hình thức thiết thực phù hợp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng sống…cho lao động nữ.

Tùy điều kiện để tổ chức các hoạt động biểu dương cán bộ nữ, gia đình CNVCLĐ tiểu biểu, tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách pháp luật lao động; đề xuất tham gia xét Giải thưởng tài năng sáng tạo nữ Tổng Liên đoàn, Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh, Giải thưởng Kovalepskaia, Ngày sáng tạo phụ nữ, Tuyên dương 85 cán bộ nữ công tiêu biểu nhân kỷ niệm 85 năm thành lập Công đoàn Việt Nam …

 Đẩy mạnh các hoạt động xã hội trong nữ CNVCLĐ; nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, nhân rộng mô hình Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo (CEP) đến nhiều địa phương; Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động 2 Quỹ: Quỹ ''Tài năng sáng tạo nữ'' và Quỹ ''Bảo trợ trẻ em Công đoàn Việt Nam'' ở cấp Tổng Liên đoàn để trực tiếp hỗ trợ cho lao động nữ và trẻ em.

  Công tác cán bộ nữ và củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động cua Ban nữ công

Thực hiện tốt vai trò thành viên Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp. Tăng cường tham mưu công tác cán bộ nữ, từ việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đảng viên nữ, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ nữ, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu về công tác cán bộ nữ theo tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW.

 Tích cực, chủ động giới thiệu với công đoàn, cấp ủy đảng những nữ CNVCLĐ ưu tú, trưởng thành từ phong trào để bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch và các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp, quy định tỷ lệ nữ trong quy hoạch, nhân sự bầu cử công đoàn các cấp.

Không ngừng củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công nghiệp vụ, Ban Nữ công quần chúng, đa dạng hóa các hình thức hoạt động nữ công như tọa đàm, giao lưu, tổ chức các diễn đàn, câu lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề, thi cán bộ nữ công giỏi các cấp.

Tăng cường công tác phát triển đoàn viên trong lực lượng lao động nữ, góp phần thực hiện chỉ tiêu phát triển đoàn viên đến hết năm 2018 cả nước có 10 triệu đoàn viên.

 Thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp giữa Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong công tác vận động nữ CNVCLĐ. Đặc biệt, việc thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 29/7/2010 về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) trong tình hình mới.

Công tác nữ công nhiệm kỳ XI có nhiều thuận lợi từ các văn bản chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ngày càng hoàn thiện cùng với Nghị quyết, Chỉ thị của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn là những cơ sở pháp lý quan trọng và định hướng cơ bản cho các cấp Công đoàn. Trong thời gian tới, các cấp công đoàn tiếp tục xác định “Công tác nữ công là nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn mỗi cấp, nhằm phát huy vai trò và đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của lao động nữ theo qui định của pháp luật”. Trong quá tŕnh tổ chức thực hiện các cấp công đoàn cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của mình trên cơ sở kế thừa kết quả của nhiệm kỳ X để thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác vận động nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công ở công đoàn các cấp, góp phần tích cực vào quá trình thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, đưa công tác nữ công ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn tới.

Nguyễn Thị Thu Hồng – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN

 

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter