Hoạt động công đoàn ở Trà Vinh: Hướng đến xây dựng quan hệ lao động hài hòa


Ngày xuất bản: 10/12/2015 3:35:52 SA
Lượt đọc: 3311

 

 Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Trà Vinh Nguyễn Văn Long tặng quà cho CN Cty TNHH giày da Mỹ Phong.

Từ năm 2007 đến năm 2013, tại Trà Vinh năm nào cũng xảy ra tranh chấp LĐ và đình công. Từ tình hình này, LĐLĐ tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn các cấp CĐ - nhất là CĐCS doanh nghiệp (DN) ngoài nhà nước - tích cực, chủ động trong thực hiện chức năng của mình, làm trung tâm điều hòa và ổn định quan hệ LĐ tại các DN.

Nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động

Trước đây, tại Cty TNHH may Đệ Nhất (Cty Đệ Nhất - huyện Châu Thành) tình hình quan hệ LĐ rất phức tạp, thường xảy ra tranh chấp LĐ, đình công. Nguyên nhân chính là do giữa NLĐ và DN “chưa hiểu nhau”. “Không thể ổn định sản xuất, phát triển bền vững nếu tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp giữa CNLĐ với người sử dụng LĐ kéo dài. Quá trình giải quyết các cuộc tranh chấp LĐ và đình công trên địa bàn huyện cũng như tại Cty Đệ Nhất, chúng tôi rút ra bài học đó” - Chủ tịch LĐLĐ huyện Châu Thành Nguyễn Văn Phao nói. 

Ông Phao cho biết thêm: “Phân tích các vụ tranh chấp LĐ phổ biến trên địa bàn huyện trong thời gian qua, chúng tôi thấy có 2 nguyên nhân cơ bản: Một là, hiểu biết pháp luật (PL), ý thức chấp hành PL của một bộ phận CNLĐ còn nhiều hạn chế, bất cập. Hai là, người sử dụng LĐ chưa thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho NLĐ; nhất là những chế độ liên quan đến tiền lương, chế độ BHXH, định mức LĐ quá cao, thái độ đối xử thiếu hòa nhã của cán bộ quản lý…”.

Vai trò của công đoàn

Xác định đúng bản chất và nguyên nhân dẫn tới tranh chấp LĐ, LĐLĐ huyện Châu Thành đã hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS Cty Đệ Nhất có hướng xử lý thích hợp. Chủ tịch CĐCS Cty Đệ Nhất Trần Tấn Sang chia sẻ: “Trước tiên là phải nâng cao trình độ hiểu biết PL cho NLĐ. Bằng cách kiên trì, thuyết phục vận động và nhận được sự hợp tác từ Ban Giám đốc (BGĐ), CĐCS Cty đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền PL trong CNLĐ nhằm giúp NLĐ nâng cao kiến thức và thực hiện đúng PL; đồng thời có thể tự bảo vệ mình, nêu lên những đề xuất, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng… Nhờ đó, NLĐ và người sử dụng LĐ “xích lại gần nhau hơn”. Từ đó đến nay, tại Cty không còn xảy ra tranh chấp LĐ và đình công”.

Cty TNHH giày da Mỹ Phong có gần 29.000 CNLĐ. CĐCS Cty đã làm tốt vai trò “cầu nối” trong xây dựng dựng quan hệ LĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN. Chủ tịch CĐCS Cty Lê Minh Quyết cho biết: “CĐ tham gia điều tiết và ổn định quan hệ LĐ trên cơ sở lấy quy định của PL làm chuẩn. Khi tiến hành đàm phán, ký kết TƯLĐTT, chúng tôi không sao chép mà cố gắng thương lượng với BGĐ đưa vào những quy định về quyền và lợi ích của NLĐ có lợi hơn so với quy định của PL. Cụ thể: Lương cơ bản cao hơn 7% so với quy định; DN hỗ trợ cơm trưa 15.000 đồng/ngày, hỗ trợ khó khăn 5.000 đồng/ngày, khen thưởng Tết Nguyên đán từ 1 đến 1,7 lần lương tháng… Đây là những quy định không có trong hợp đồng LĐ, nhưng được Cty thực hiện từ nhiều năm nay”. Ông Quyết cho biết thêm, CĐ cũng có trách nhiệm tuyên truyền, vận động NLĐ thực hiện đúng PL và quy định của Cty, chia sẻ với Cty những lúc khó khăn…

(theo Báo Lao động)

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter