Tình hình triển khai thực hiện lương tối thiểu vùng trong các doanh nghiệp năm 2015.


Ngày xuất bản: 11/08/2015 1:40:16 SA
Lượt đọc: 1804

Tình hình triển khai thực hiện lương tối thiểu vùng trong các doanh nghiệp năm 2015.

Từ ngày 1/1/2015 mức lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp được điều chỉnh theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP, tuy nhiên, kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy, tính đến cuối tháng 5 năm 2015, có 87% số doanh nghiệp đă thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng cho người lao động. Mặc dù, tỷ lệ tăng tiền lương tối thiểu vùng trung b́nh năm 2015 so với năm 2014 là 14,3% , nhưng tiền lương thực tế của NLĐ trong các doanh nghiệp chỉ tăng khoảng 12%.

Tại các doanh nghiệp FDI, có 75% số người lao động được điều chỉnh, với mức 250 – 400 ngàn đồng. Nhiều doanh nghiệp điều chỉnh đồng loạt cho tất cả các đối tượng làm việc trực tiếp. Như công ty TNHH Dệt May Domex Việt Nam; tại khu công nghiệp Linh Trung, 1 doanh nghiệp FDI c̣n điều chỉnh cho toàn bộ NLĐ mức thấp nhất 400 ngàn đồng, người có bậc lương cao hơn th́ được điều chỉnh cao hơn.

Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước nói chung, tỷ lệ người lao động được điều chỉnh lương tối thiểu không cao, nhiều doanh nghiệp chỉ điều chỉnh cho đối tượng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định. Các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đ́nh, tỷ lệ điều chỉnh tiền lương tối thiểu rất khó kiểm soát v́ nhiều doanh nghiệp không đăng kư đóng bảo hiểm xă hội cho NLĐ.

Các doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá đang áp dụng thang bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ – CP th́ không điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu v́ hệ số tính theo mức lương cơ sở,  tiền lương người lao động hầu hết đă cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Song vẫn c̣n một bộ phận người lao động chỉ được đóng bảo hiểm dưới mức lương tối thiểu vùng. Điều đáng nói là nhiều doanh nghiệp đă cổ phần hoá 5 – 10 năm và không c̣n vốn nhà nước, song vẫn chưa chuyển đổi cơ chế trả lương mới theo Nghị định 49/2013/NĐ – CP.

Với mức tăng 14,3%, tiền lương tối thiểu vùng tuy chưa đáp ứng được kỳ vọng của người lao động và chưa bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ (năm 2015 mới đáp ứng được 83%), nhưng người lao động, nhất là ở các doanh nghiệp khu vực tư nhân và FDI được hưởng lợi khi điều chỉnh lương tối thiểu, giúp họ yên tâm làm việc, góp phần ổn định cuộc sống. Tiền lương theo hợp đồng tăng, đồng nghĩa với mức đóng bảo hiểm xă hội tăng, góp phần bảo đảm an sinh xă hội cho người lao động.

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp FDI trả lương theo thời gian, chỉ trả lương cho người lao động theo hợp đồng cao hơn khoảng 10 – 12% lương tối thiểu vùng.Có 8,3% số người  lao động cho biết khi điều chỉnh tiền lương tối th́ doanh nghiệp có cắt giảm các khoản phụ cấp khác của họ. Do đó, khi Chính phủ tăng tiền lương tối thiểu th́ thu nhập thực tế của một bộ phận người lao động không tăng thậm chí thu nhập c̣n giảm đi v́ phải tăng tiền đóng các loại bảo hiểm. Ngoài ra, kết quả khảo sát cho thấy, vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động là: Có việc làm, tiền lương ổn định, đời sống được cải thiện, đây là những vấn đề liên quan thiết thực đến đời sống hàng ngày.

Tiền lương tối thiểu vùng là cơ sở để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động, do đó, để thực hiện có hiệu quả chính sách tiền lương tối thiểu vùng cần:

- Phát huy vai tṛ của Hội đồng tiền lương quốc gia, hàng năm rà soát lại nhu cầu tối thiểu của người lao động theo từng vùng; đánh giá tác động tới xă hội của việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng qua đó căn cứ vào chỉ số phát triển kinh tế xă hội đề xuất với Chính phủ mức điều chỉnh và lộ tŕnh điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng phù hợp để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về chính sách tiền lương tối thiểu vùng, giúp họ hiểu hơn về quyền lợi của ḿnh, qua đó họ có đủ khả năng, nhận thức để tự giám sát việc thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp ḿnh.

- Tăng cường hoạt động thương lượng, đối thoại tại doanh nghiệp, đưa nội dung thương lương về tiền lương tối thiểu vào thỏa ước lao động tập thể với các điều khoản có lợi cho người lao động cao hơn quy định của pháp luật. Việc thương lượng tiền lương tối thiểu cần được tiến hành song song với việc thương lượng thực hiện quy chế tiền lương.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu trong các doanh nghiệp được thực hiện nghiêm túc và đúng quy định của pháp luật.

Nguyễn Thanh Tùng

Viện Công nhân và Công đoàn

 

 

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter