Hỏi - đáp: Trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động

Câu hỏi:
  • Hỏi: Ngày 5.8.2012, tôi ký hợp đồng lao động 1 năm với Công ty A, đến 5.8.2013 tôi ký tiếp hợp đồng lao động không thời hạn với Công ty A nhưng đến tháng 12.2013 thì Công ty A tiến hành sát nhập vào công ty mới. Và tôi tiếp tục làm việc tại công ty mới và ký hợp đồng lại với công ty mới. Đến 14.8.2014, tôi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty mới. Tôi xin hỏi: 1. Tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không và nếu có mức tính trợ cấp sẽ là bao nhiêu? 2. Khi nào thì công ty mới sẽ trả sổ BHXH cho tôi?

  • Câu trả lời:
  •    

     Hỏi: Ngày 5.8.2012, tôi ký hợp đồng lao động 1 năm với Công ty A, đến 5.8.2013 tôi ký tiếp hợp đồng lao động không thời hạn với Công ty A nhưng đến tháng 12.2013 thì Công ty A tiến hành sát nhập vào công ty mới. Và tôi tiếp tục làm việc tại công ty mới và ký hợp đồng lại với công ty mới. Đến 14.8.2014, tôi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty mới.

    Tôi xin hỏi: 1. Tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không và nếu có mức tính trợ cấp sẽ là bao nhiêu? 2. Khi nào thì công ty mới sẽ trả sổ BHXH cho tôi? Tôi cần yêu cầu bên công ty mới những giấy tờ gì để nhận bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp? 3. Tôi có được tham gia bảo hiểm y tế từ trợ cấp của bảo hiểm xã hội không? Mong báo sớm trả lời và trân trọng cảm ơn! 

    Thứ nhất: Về vấn đề trợ cấp thất nghiệp:

    Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 127/2008/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 100/2012/NĐ-CP), người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

    “1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

    2. Đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

    3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này”.

    Như vậy, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn phải thuộc trường hợp đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc tại công ty. Ngoài ra, bạn cần phải đăng ký thất nghiệp tại cơ quan lao động trong thời hạn 3 tháng sau khi chấm dứt HĐLĐ (Khoản 1 Điều 34 Nghị định 127/2008/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 100/2012/NĐ-CP).

    Mức hưởng và thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 2006. Cụ thể:

    “1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

    2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

    a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

    b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

    Thứ hai. Xác nhận sổ BHXH và hồ sơ để hưởng BHXH, BHTN

    Điều 47 Khoản 3 BLLĐ 2012 quy định:

    “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

    Điều 18 Khoản 1 Điểm c Luật BHXH 2006 quy định:

    “c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc”

    Để trả sổ BHXH cho người lao động thì công ty phải làm thủ tục chốt sổ BHXH với cơ quan bảo hiểm xã hội. Căn cứ Điều 36 Khoản 3 Quyết định 1111/QĐ-BHXH, thời gian xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN được quy định như sau:

    “3. Xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN:

    3.1. Xác nhận thời gian đóng BHXH để bảo lưu, giải quyết các chế độ BHXH:

    3.1.1. Xác nhận thời gian đóng BHXH để giải quyết hưu trí: Không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    3.1.2. Các trường hợp còn lại: Không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    3.2. Xác nhận thời gian đóng BHTN để giải quyết trợ cấp thất nghiệp: Không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định”.

    Như vậy, để sớm nhận được sổ BHXH, bạn cần kiến nghị với Công ty sớm làm thủ tục xác nhận sổ BHXH theo quy định.

    Hồ sơ để hưởng BHXH và BHTN

    Đối với hồ sơ hưởng BHTN, Điều 37 Nghị định 127/2008/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 100/2012/NĐ-CP) quy định:

    “1. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    2. Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    3. Người lao động khi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải xuất trình Sổ bảo hiểm xã hội hoặc bản xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.”

    Đối với hồ sơ hưởng BHXH được quy định cụ thể tại Điều 120 Luật BHXH 2006.

    Thứ ba. Về hưởng bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

    Theo khoản 2 Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội thì tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng bảo hiểm y tế. Tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Như vậy, nếu bạn đủ điều kiện để hưởng BHTN và được hưởng BHTN (sau khi hoàn thành hồ sơ, thủ tục hưởng BHTN) thì bạn được Cơ quan BHXH đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp


  •  Các câu hỏi khác
  •        Không muốn tăng ca để ở nhà chăm sóc con
  •        Chính sách trợ cấp cho trẻ em mầm non là con của công nhân lao động tại các khu công nghiệp.
  •        Các trường hợp mắc bệnh nan y được xem xét giải quyết hưởng BHXH một lần
  •        Chế độ tai nạn lao động
  •        Điểm mới của Luật Trẻ em năm 2016
  • ĐẶT CÂU HỎI


      





    Thư viện Video

    Liên kết khác

    Các ca khúc về Công đoàn

    Lượt truy cập

    Free Website Hit Counter