Thành lập CĐCS theo Điều 17 Điều lệ Công Đoàn Việt Nam (khóa XI): Phải bảo đảm người lao động là chủ thể


Ngày xuất bản: 06/05/2015 12:34:07 SA
Lượt đọc: 4867

 Thành lập CĐCS theo Điều 17 Điều lệ Công Đoàn Việt Nam (khóa XI): Phải bảo đảm người lao động là chủ thể

TS VŨ MINH TIẾN (PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN CÔNG NHÂN - CÔNG ĐOÀN) -

Hiện nay, việc thành lập CĐCS ở nhiều nơi chưa thực hiện tốt theo quy định của khoản 1 Điều 17 Điều lệ CĐVN và chưa bảo đảm yêu cầu cốt lõi: NLĐ là chủ thể vận động phát triển đoàn viên, chọn bầu ban vận động, bầu BCH, thành lập CĐCS; Người sử dụng LĐ (NSDLĐ) có nghĩa vụ tôn trọng, tạo điều kiện và không can thiệp vào quá trình đó; CĐ cấp trên hỗ trợ trực tiếp. Xin đề xuất quy trình thành lập CĐCS theo phương pháp “từ dưới lên”, nhằm bảo đảm việc thành lập CĐCS thực sự của NLĐ, do NLĐ, vì NLĐ và có trách nhiệm giải trình với tập thể NLĐ như sau:

Cần thu thập thông tin

Trước tiên, CĐ cấp trên thu thập thông tin lập hồ sơ DN (trong đó có nội dung về quan hệ LĐ, thái độ và thiện chí của NSDLĐ về việc thành lập CĐCS...) và hồ sơ nhu cầu của NLĐ... Những thông tin này để chuẩn bị “tờ rơi” gửi cho NLĐ, hình thành đề xuất thương lượng và dự kiến khó khăn, sự can thiệp, cản trở, quấy rối (nếu có). Bước tiếp theo, CĐ cấp trên thông báo cho NSDLĐ việc đang tiến hành vận động NLĐ gia nhập và thành lập CĐCS. Trong trường hợp NSDLĐ chưa có thiện chí tạo điều kiện thành lập CĐCS thì có thể bỏ qua bước này, vì việc thực hiện thông báo cho NSDLĐ có thể mang lại tiêu cực.

Bước có tính then chốt là CĐ cấp trên và ban vận động (được thành lập trong, mà không tiến hành trước) vận động, xác định danh sách NLĐ có nguyện vọng gia nhập CĐ và nguyện vọng đề xuất thương lượng của NLĐ. Việc thành lập ban vận động, bầu chọn trưởng ban theo sự giới thiệu, tín nhiệm của NLĐ đóng vai trò quyết định: NLĐ tự mình hoặc với sự hỗ trợ của CĐ cấp trên vận động NLĐ giới thiệu những cá nhân có tín nhiệm bằng mẫu phiếu chuẩn bị trước và lập danh sách NLĐ dự kiến tham gia ban vận động; NLĐ chọn bầu ban vận động, trưởng ban và lập biên bản; CĐ cấp trên giao nhiệm vụ và hướng dẫn ban vận động công việc cụ thể tiếp theo; giữ liên hệ thường trực giữa các thành viên ban vận động và với CĐ cấp trên.

Thành lập ban vận động một cách “tự nhiên”

Không nên thông báo cho NSDLĐ việc thành lập ban vận động và các thành viên của ban, đặc biệt là trong trường hợp NSDLĐ thiếu thiện chí tạo điều kiện thành lập CĐCS. CĐ cấp trên cần hướng dẫn NLĐ tự tìm, đề xuất các cá nhân năng nổ, có tinh thần trách nhiệm tập thể, dám làm... làm nhân tố nòng cốt của ban. Ban phải được thành lập một cách “tự nhiên”, tránh tình trạng CĐ cấp trên “tự chọn, tự đề xuất” nhân sự ban. Sau khi thành lập, ban vận động cùng với CĐ cấp trên tiếp tục vận động NLĐ gia nhập CĐ, thành lập CĐCS, đồng thời gặp và gửi đề nghị NSDLĐ có buổi làm việc trực tiếp với phía CĐ và ban; gặp trực tiếp NLĐ. Buổi tiếp xúc này có thể thực hiện trong, ngoài DN, nơi cư trú... nếu được tiến hành tại đơn vị, DN sẽ mang lại hiệu quả cao.

Bước tiếp theo, CĐ cấp trên hỗ trợ NLĐ và ban vận động tổ chức hội nghị thành lập CĐCS để công bố danh sách NLĐ xin gia nhập, tuyên bố thành lập CĐCS và bầu BCH CĐCS. Trong đó, công việc quan trọng là tổ chức cho NLĐ lựa chọn và bầu người tham gia BCH CĐCS thực sự theo sự giới thiệu, tín nhiệm của NLĐ. Sau hội nghị, BCH CĐCS lập hồ sơ đề nghị CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận đoàn viên, CĐCS. Sau khi có quyết định công nhận, CĐ cấp trên thông báo bằng văn bản và đề nghị NSDLĐ phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho CĐCS, NLĐ tổ chức và hoạt động công đoàn theo quy định. Sau khi thành lập, với sự hỗ trợ của CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở, CĐCS ổn định tổ chức, xây dựng kế hoạch hoạt động. Nhiệm vụ đầu tiên là tổ chức đối thoại, thương lượng TƯLĐTT, đại diện và bảo vệ hiệu quả quyền lợi của NLĐ nhằm thực hiện đúng cam kết khi vận động NLĐ gia nhập CĐ, thành lập CĐCS.

(theo Báo Lao động)

 

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter