Thành lập công đoàn theo Điều 17, Điều lệ Công đoàn việt nam: Cần hạn chế sự áp đặt của chủ doanh nghiệp


Ngày xuất bản: 22/04/2016 8:16:57 SA
Lượt đọc: 3630

Theo Tổng LĐLĐVN, 3 năm qua, cả nước thành lập được 323 CĐCS với 24.000 đoàn viên CĐ theo Điều 17 Điều lệ CĐVN (hay còn gọi là theo phương pháp mới). Sự khác biệt giữa phương pháp mới với phương pháp cũ là vận động “từ dưới lên” và “từ trên xuống”.

Cụ thể, theo phương pháp cũ, CĐ cấp trên xuống vận động và thống nhất với người sử dụng lao động để thành lập CĐCS và chỉ định BCH lâm thời. Nhược điểm của phương pháp này là có sự can thiệp của chủ doanh nghiệp (DN), dẫn đến hoạt động của CĐCS không thực chất. Trong khi đó, phương pháp mới là NLĐ tự nguyện thành lập CĐCS, CĐ cấp trên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, rồi ra quyết định công nhận, NLĐ bầu ra BCH. Với phương pháp này, chủ DN không can thiệp được vào hoạt động của CĐCS.

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải là không có sự áp đặt của chủ DN với CĐCS thành lập theo phương pháp mới này. Để hạn chế sự áp đặt này, theo bà Phạm Thị Hằng - Chủ tịch CĐ KKT Hải Phòng - trước tiên là cần có sự thiện chí từ CĐ và NLĐ. “Nếu tổ chức CĐ gặp sự cản trở của chủ DN mà lại luôn ở tư duy đối đầu thì sẽ tiềm ẩn căng thẳng. Chính tổ chức CĐ phải sử dụng sức mạnh tập thể của NLĐ để xử lý những việc tại nơi làm việc” - bà Hằng cho biết. Vẫn theo bà Hằng, về phía CĐ, cần có sự tham vấn từ phía NLĐ, chứ không chỉ áp đặt những quyết định từ BCH. Trong quá trình tham vấn, thương lượng, không chỉ có BCH mà cần có đại diện của các tổ NLĐ để tận dụng được sức mạnh tập thể của NLĐ, từ đó hạn chế sự áp đặt của chủ DN.

Nhiều cán bộ CĐ cũng cho rằng, thời gian tới, Tổng LĐLĐVN cần có đánh giá ưu điểm, hạn chế của phương pháp mới này; nếu tốt cần khuyến khích thực hiện để góp phần đạt mục tiêu phát triển đoàn viên đã đề ra.

 (theo Báo Lao động)

  

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter