Đại biểu Quốc hội thấy "Có lỗi" vì điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội


Ngày xuất bản: 25/05/2015 7:29:44 SA
Lượt đọc: 10647

 

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, ĐBQH Trần Thanh Hải nêu ý kiến tại QH

Trước việc Quốc hội phải sửa một điều luật còn chưa có hiệu lực do phản ứng của người lao động, Đại biểu QH TP.Hồ Chí Minh Vơ Thị Dung nói bà có “tâm trạng xấu hổ, có lỗi”. Bà Dung đề nghị QH nhận lỗi với người lao động chứ không thể chỉ “nhận sai cho có”.

Quốc hội phải nhận lỗi với người lao động

Là Chủ tịch MTTQ Thành phố, bà Dung tâm sự, mỗi lần qua các khu công nghiệp là lại thấy mủi lòng. Đời sống người lao động quá khổ. Bữa ăn chẳng có gì. Hàng hóa bán ở đó toàn chỉ là loại “rẻ tiền”. Ngay chính sách BHXH “đóng 5 đồng chỉ nhận được 4 đồng rưỡi thôi là cũng không công bằng”.

Và bà đề nghị đối với những điều luật liên quan trực tiếp đến quyền lợi của dân thì tỷ lệ biểu quyết phải chiếm 2/3 mới thông qua chứ không thể trên 50%. Bà Dung đề nghị QH nhận lỗi với người lao động chứ không thể chỉ “nhận sai cho có”.

Cùng chung tâm trạng, ĐBQH Trần Hoàng Ngân nói, ông thấy buồn, thấy xấu hổ, và thấy cả trách nhiệm ĐBQH của mình.

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm thì kể lại câu chuyện tiếp xúc cử tri ở khu công nghiệp. “Cử tri nói người làm luật thiếu thực tiễn. Ý kiến dù không hoàn toàn đúng với mọi ĐBQH nhưng là đáng nghe” bởi thực tế, đây không phải là lần đầu một điều luật bị phản ứng, dù chưa có hiệu lực.

“Tôi thấy cần xem lại việc lấy ýkiến để xem việc lắng nghe đã sát chưa? Dân nói không sát với thực tiễn thì việc tiếp thu có thực chất và có thực muốn nghe hay không? Khi nghe rồi, ghi nhận rồi thì có cầu thị tiếp thu hay không?”- bà đặt ra hàng loạt câu hỏi.

Chuyên gia pháp luật, LS Trương Trọng Nghĩa thì đặt vấn đề, vì sao dân biết hưởng một lần không lợi bằng lúc đợi đến khi về hưu lợi hơn, mà người lao động vẫn muốn hưởng trợ cấp 1 lần! Và ông cho rằng, “Làm luật đừng áp đặt, mà phải tạo điều kiện cho người ta lựa chọn” bởi, nếu kỹ thuật luật pháp không cho dân quyền chọn lựa, tức là đã “tước đoạt quyền chọn lựa của người ta”.

Lương hưu thấp xa so với chuẩn nghèo

Là Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, ĐBQH Trần Thanh Hải chỉ ra hàng loạt những lý do khiến người lao động không muốn chờ đợi đến lúc về hưu.

Đó là việc lạm dụng người lao động của một số DN. “Người lao động bị sử dụng “tối đa” là sau 3 năm thì thải dần. Phổ biến chung là không quá 2 lần ký hợp đồng. Có nghĩa là, một bộ phận NLĐ phải dịch chuyển khỏi vị trí làm việc và khả năng làm việc lâu dài là rất khó”- ĐBQH Trần Thanh Hải nói.

Đó là tình trạng “trong 80% người hưởng BHXH th́ có tới 72% hưởng trợ cấp 1 lần từ 1-3 năm”.
“Báo cáo CP cho thấy, số DN thành lập mới tăng 9,5%. Nhưng số DN giải thể, ngừng hoạt động cũng tăng 4,5%. Và lực lượng lao động chỉ tăng 2%. Điều đó cho thấy, khả năng bị rời khỏi vị trí làm việc và quay trở lại không phải là tất cả.”- ông Trần Thanh Hải phân tích.

Và Phó Chủ tịch LĐLĐ VN chỉ ra điểm mấu chốt bằng câu chuyện về một lao động 20 năm đóng BHXH, trong đó có 21 tháng BHXH tự nguyện, và sau đó, “được” hưởng lương hưu 947 ngàn đồng. Thấp xa so ngay với chính “Chuẩn nghèo TP bình quân là 16triệu/người/năm”.

“Thực tiễn cho thấy còn 1 vấn đề là tiền lương hưu chưa trở thành động lực”- ông Trần Thanh Hải nói và kiến nghị “lương hưu phải có thêm động lực để người lao động phấn đấu”.

Cẩn thận “trắng tay” như chính sách “về một cục” 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các Vấn đề xã hội Bùi Sĩ Lợi nhắc lại mục tiêu phấn đấu toàn dân có an sinh xã hội, và thực tế 5 năm “2,5 triệu vào, 2,3 triệu ra” (tham gia BHXH). “Vậy th́ bao giờ mới thực hiện được mục tiêu?!”- ông đặt câu hỏi

Ông cũng cảnh báo những tiêu cực đang phát sinh, ví dụ Đà Nẵng, nơi “có thông báo ai muốn (hưởng BHXH) một lần thì liên hệ vào đây. Rồi thanh toán được 10 triệu đồng thì “trấn” luôn của người lao động 3 triệu đồng.

Bộ trưởng Đinh La Thăng, người từng có thời gian công tác tại Tổng Cty Sông Đà thì cảnh báo bằng câu chuyện “một cục”.

“Sau Sông Đà, Nhà nước có quy định 176 cho những người phải nghỉ vì không có việc làm mỗi năm 1 hay 2 tháng lương gì đó. Nhưng sau khi tiêu hết “một cục” đó coi như là hết. Người lao động lại hoàn tay trắng. Cực kỳ khó khăn. Kết thúc Sông Đà, nhiều gia đình nhận một cục tạo ra một “Hậu Sông Đà” kéo dài dai dẳng, rất lâu dài.

Theo ông, nếu chúng ta sửa điều 60 luật BHXH để phù hợp với nguyện vọng của người lao động thì cũng cần thiết. Nhưng tuyên truyền phải được đẩy mạnh để người lao đông cũng như dư luận hiểu tránh lặp lại như 176 trước đây.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, ĐBQH Đặng Ngọc Tùng cũng cho rằng: "Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người lao động hiểu rõ những lợi ích lâu dài khi đóng BHXH đủ đến khi được hưởng lương hưu, để khi về già có bảo hiểm y tế, có lương hưu và sẽ không trở thành gánh nặng cho gia đình, con, cháu”.

Bày tỏ hoan nghênh việc sửa đổi Điều 60, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng đề xuất: Sửa theo như quy định của Luật BHXH năm 2006, tức là người lao động nếu sau 1 năm nghỉ việc, nếu không tiếp tục đóng BHXH và có nguyện vọng hưởng BHXH một lần thì được hưởng chế độ này”. 

Theo Báo Lao động

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter