Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của Công nhân lao động đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế


Ngày xuất bản: 18/05/2015 1:18:28 SA
Lượt đọc: 10528

 

 

1. Thành tựu và thách thức

Theo số liệu thống kê, lực lượng lao động (LLLĐ) từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 53,2 triệu người, trong đó nữ có 25,9 triệu người (chiếm 48,7% tổng LLLĐ cả nước). Số lao động có việc làm là 52,2 triệu người, chiếm 98,1% tổng LLLĐ trong đó lao động nữ chiếm 48,6%. LLLĐ của Việt Nam tương đối trẻ, hơn một nửa (51,0%) số người có độ tuổi từ 15 - 39 tuổi, trong đó nhóm tuổi trẻ (15 - 29 tuổi) chiếm 26,7% và nhóm tuổi thanh niên (15 - 24 tuổi) chiếm gần 15%.

 Về tŕnh độ chuyên môn kỹ thuật, theo cách tiếp cận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, số lao động qua đào tạo của Việt Nam (gồm cả dạy nghề chính quy và phi chính quy, bao gồm cả dạy nghề dưới 3 tháng và dạy nghề tại doanh nghiệp) chiếm 40% trong tổng LLLĐ.

Cùng với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Việt Nam có sự thay đổi theo hướng tích cực. Lao động có việc làm ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,8%; khu vực dịch vụ chiếm tỷ lệ 32,0% và khu vực công nghiệp và xây dựng là 21,2%. Theo loại hình kinh tế, trong tổng số lao động có việc làm, lao động đang làm việc trong khu vực “ngoài nhà nước”, chiếm tỷ lệ 86,4%; lao động làm việc trong khu vực “nhà nước”, chiếm 10,2%;  khu vực “có vốn đầu tư nước ngoài” chiếm 3,4%. Theo vị thế công việc, lao động làm công ăn lương chiếm 34,8%…

Tính đến thời điểm 31/3/2013, tổng số lao động đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp của cả nước là 10,9 triệu người (nữ chiếm 42,9%), trong đó lao động chủ yếu tập trung ở Công ty TNHH tư nhân, Công ty TNHH có vốn nhà nước < = 50% (chiếm tới 33,07%).

Bảng 1: Số lượng và cơ cấu lao động trong doanh nghiệp chia theo loại hình

Loại hình doanh nghiệp

Tổng số (người)

Cơ cấu (%)

Tổng số

10.891.660

100,00

Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước chủ sở hữu

606.086

5,56

Công ty TNHH có vốn nhà nước  > 50%

687.847

6,32

Doanh nghiệp tư nhân

1.523.152

13,98

Công ty hợp danh

36.730

0,34

Công ty TNHH tư nhân, Công ty TNHH có vốn nhà nước < = 50%

3.602.329

33,07

Công ty cổ phần không có vốn nhà nước

2.148.802

19,73

Công ty cổ phần có vốn nhà nước  < = 50%

450.326

4,13

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

1.729.985

15,88

Doanh nghiệp Nhà nước liên doanh với nước ngoài

43.890

0,40

Doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài

62.512

0,57

(Nguồn: Điều tra lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2013, Bộ LĐTBXH)

Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 63,2% số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, trong khi đó số doanh nghiệp thuộc khu vực này chỉ chiếm 31,7% tổng số doanh nghiệp cả nước.

Từ chỗ số lượng c̣n nhỏ bé, chủ yếu là lao động giản đơn, làm việc với những máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, đến nay Việt Nam đă có một đội ngũ công nhân có trình độ, có kiến thức và kỹ năng nghề, có thể vận hành được những máy móc thiết bị với công nghệ tiên tiến, đảm nhận được những công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Những kết quả trên là do chúng ta đã đạt được những thành tựu rất lớn trong công tác giáo dục đào tạo, trong đó có đào tạo nghề.

Bên cạnh những mặt mạnh, những hạn chế của lực lượng lao động nói chung và công nhân lao động Việt Nam, đó là:

- Nguồn nhân lực của Việt Nam trẻ và dồi dào nhưng tŕnh độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) còn thấp. Theo cách tính của Tổng Cục Thống kê, năm 2013 cả nước có 17,9% lao động có việc làm đã qua đào tạo, trong đó, trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 8,9%,  trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) là 3,7%, lao động qua đào tạo nghề là 5,4%.


Bảng 2: Lao động có việc làm khu vực kinh tế và trình độ CMKT

                                                                                                               Đơn vị: %

Tŕnh độ CMKT

Tổng số

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

Không có tŕnh độ CMKT

82,0

96,4

81,6

62,0

Sơ cấp nghề

3,2

0,7

5,1

5,3

Trung cấp nghề

1,6

0,4

3,3

2,2

Trung cấp chuyên nghiệp

3,7

1,4

2,6

7,8

Cao đẳng nghề

0,4

0,1

1,1

0,5

Cao đẳng

2,0

0,4

1,5

4,6

Đại học trở lên

7,0

0,5

4,8

17,7

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra cung lao động 2013, Bộ LĐTBXH)

- Chất lượng và cơ cấu lao động, vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập. Chất lượng nguồn nhân lực nước ta đang rất thấp, là một trong những “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển (Ý kiến của Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải, 2013).

- Đối với lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, thì tỷ trọng lao động không có CMKT chiếm tỷ lệ 27,91%; lao động là công nhân kỹ thuật không có bằng nghề/chứng chỉ nghề chiếm 20,12%; lao động có tŕnh độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 16,53%.

Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam c̣n thấp và còn khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển trong khu vực. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm - xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới; trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94 ...Chất lượng của lao động Việt Nam thấp, nên năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở Châu Á - Thái Bình Dương (thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần, bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan). Việt Nam còn thiếu nhiều lao động lành nghề, nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm khác. Những hạn chế, những yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011 xếp thứ 65/141 nước xếp hạng, nhưng đến năm 2014 xếp thứ 70/148 nước xếp hạng).

Những thách thức:

- Theo dự kiến, đến cuối năm 2015, ASEAN sẽ hình thành cộng đồng kinh tế (AEC). Gia nhập AEC và các tổ chức thế giới khác sẽ cho phép Việt Nam cạnh tranh được trên thị trường toàn cầu trên cơ sở tăng năng suất và kỹ năng của người lao động. Khi chính thức thành lập, AEC sẽ thực hiện tự do luân chuyển năm yếu tố căn bản: vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động lành nghề. Các chuyên gia cho rằng, sự “tự do” này vừa là cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước AEC vào Việt Nam sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước. Ngoài ra, khi tham gia AEC, ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, người lao động còn cần có ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác để có cơ hội tham gia làm việc tại các quốc gia của AEC. Nếu người lao động Việt Nam nói chung và lao động trong các doanh nghiệp không ư thức được điều này thì sẽ thua ngay trên “sân nhà”. Để thích ứng với hoàn cảnh mới, đòi hỏi người lao động phải học hỏi, cập nhật kỹ năng mới.

- Nguồn nhân lực có chất lượng thấp và năng lực cạnh tranh chưa cao có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là công tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế. Điều này đã được Hội nghị  Trung ương 8 (Khóa XI) đă thẳng thắn chỉ ra: “Chất lượng giáo dục nhìn chung thấp, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực và nhu cầu của người học, chưa theo kịp sự chuyển biến của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, là một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng nguồn nhân lực của đất nước …”.

- Về phía doanh nghiệp, theo Bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam khá là chủ quan trước sự kiện hội nhập và nếu để hiểu cho rõ, cho sâu các vấn đề xoay quanh thách thức và cơ hội trong công cuộc hội nhập, rất ít doanh nghiệp Việt hiện có thể nắm bắt được tình hình.  Theo khảo sát, có đến 60% số doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị cho việc gia nhập AEC, đặc biệt có đến 80% số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thờ ơ với sự kiện này. Đây là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, khi mà thời điểm hình thành AEC đến rất gần và doanh nghiệp các nước khác đã chuẩn bị khá kỹ cho sự kiện này.

2. Định hướng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân lao động phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH và hội nhập quốc tế

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước nhu cầu về lao động kỹ thuật, đặc biệt là lao động trình độ cao cho các khu công nghiệp, cho các ngành kinh tế mũi nhọn rất lớn, đ̣i hỏi hệ thống đào tạo nghề phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng là ba đột phá chiến lược để phát triển bền vững đất nước.

Để thực hiện chủ trương và mục tiêu nêu trên nhằm góp phần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, lao động, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp là một trong những định hướng của Đảng và Nhà nước. Phương hướng phát triển đào tạo nghề thời kỳ CNH - HĐH được xác định là:

- Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phải phục vụ các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm mới và tự tạo việc làm cho người lao động; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và nguyện vọng học tập suốt đời của người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế.

- Phát triển hệ thống GDNN với ba cấp trình độ là sơ cấp, trung cấp và cao đẳng, liên thông giữa các trình độ đào tạo và các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chú trọng đào tạo trình độ lành nghề kỹ thuật cao.

- Cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo phải hết sức coi trọng chất lượng đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, xây dựng hệ thống trường chất lượng cao, tiếp cận trình độ đào tạo khu vực và quốc tế.

- Gắn đào tạo với sử dụng lao động, lấy nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động làm căn cứ để tổ chức đào tạo.

Để đáp ứng định hướng trên, theo chúng tôi cần chú trọng những điểm sau:

- Thứ nhất, nâng cao nhận thức về GDNN. Cần nhận thức đúng về vai trò, vị trí của GDNN trong phát triển nguồn nhân lực của đất nước nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, cần hình thành thang giá trị nghề nghiệp trong xã hội.

- Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ về thể chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật về GDNN. Cuối năm 2014 Quốc Hội đã thông qua Luật GDNN và Luật này có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2015. Có rất nhiều vấn đề đặt ra trong Luật GDNN phải giải quyết như cơ chế chính sách đối với cơ sở GDNN, vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động GDNN, cơ chế chính sách đối với người dạy, người học; cơ chế chính sách sử dụng lao động sau đào tạo …

- Thứ ba, đổi mới cơ cấu GDNN trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chuyển hệ thống đào tạo khép kín thành hệ thống đào tạo mở, linh hoạt, liên thông giữa các thành tố của hệ thống và liên thông với các bậc học khác của hệ thống GDQD. Đổi mới cơ cấu hệ thống GDNN trên cơ sở khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với bối cảnh đất nước và xu thế các nước trong khu vực và trên thế giới. Quy hoạch lại hệ thống các cơ sở GDNN, phát triển mạnh mẽ cơ sở GDNN tại doanh nghiệp và đẩy mạnh đào tạo tại nơi làm việc.

- Thứ tư, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng GDNN, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển đội ngũ nhà giáo, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề nghiệp. Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, chuyển đổi sang hệ thống tiêu chuẩn năng lực phù hợp; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động.

- Thứ năm, đổi mới hoạt động đào tạo. Chuyển chương trình đào tạo từ chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang mục tiêu phát triển kỹ năng và năng lực hành nghề cho người học. Đa dạng hóa nội dung đào tạo theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học.

- Thứ sáu, gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp. Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ GDNN với thị trường lao động cả ở cấp độ vĩ mô và cấp cơ sở để đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống GDNN hướng vào việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người học. Doanh nghiệp phải là một trong những chủ thể của hoạt động GDNN, trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo. Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho các cơ sở GDNN về nhu cầu việc làm và các chế độ cho người lao động; đồng thời thường xuyên có thông tin phản hồi cho cơ sở GDNN mức độ hài lòng đối với “sản phẩm” đào tạo của cơ sở GDNN.

(theo trang TTĐT Tổng LĐLĐ Việt Nam)

 

 

 

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter