Nhìn ra tỉnh bạn: Tư vấn pháp luật lưu động cho người lao động - kinh nghiệm từ thực tiễn cơ sở.


Ngày xuất bản: 26/10/2015 11:56:30 CH
Lượt đọc: 10209

 Tư vấn pháp luật cho người lao động là một hoạt động trong đó người có tŕnh độ hiểu biết pháp luật sâu rộng đưa ra những ý kiến pháp lý của mình về một vấn đề cụ thể nào đó có liên quan đến pháp luật. Những ý kiến đó không mang tính chất bắt buộc (tính cưỡng chế) người được tư vấn phải thực hiện, nhưng nên thực hiện bởi những lời tư vấn đó đều phù hợp với những quy định của pháp luật.

Hoạt động tư vấn pháp luật cũng giúp cho người lao động hiểu được đúng bản chất về quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện pháp luật và ứng xử phù hợp với pháp luật, ngăn ngừa vi phạm pháp luật.

Nhận thức được tầm quan trọng của tư vấn pháp luật với người lao động, thời gian qua LĐLĐ tỉnh Nam Định đã tổ chức nhiều buổi tư vấn pháp luật lưu động cho hàng ngh́n công nhân lao động tại các doanh nghiệp FDI. Nội dung tư vấn tập trung vào những quy định mới nhất về Luật BHXH, BHYT, BHTN, qua đó góp phần cung cấp, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức của người lao động về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của ḿnh được quy định trong các luật này.

Trong quá tŕnh triển khai các buổi tư vấn lưu động, LĐLĐ tỉnh đă rút ra nhiều kinh nghiệp hay. Tại Công ty TNHH TBO Vina (thuộc LĐLĐ huyện Vụ Bản), cán bộ tư vấn đă lựa chọn thời gian tuyên truyền trong giờ làm việc, hình thức là qua loa phát thanh của doanh nghiệp và một số nội dung liên quan đến người lao động được quy định trong Bộ luật Lao động 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Hơn 700 người lao động trong doanh nghiệp vừa sản xuất vừa lắng nghe, ghi câu hỏi ra giấy và chuyển cho đoàn tư vấn.

Một buổi tư vấn pháp luật cho CNLĐ (ảnh sưu tầm)

Tại Cty TNHH Longyu Việt Nam, Cty In Sao Sáng, Cty Thanh Bình…, cán bộ tư vấn lựa chọn thời gian là vào buổi tối và tại các khu nhà trọ công nhân của các Cty này. Hình thức tư vấn,  trước khi tư vấn, các cán bộ tư vấn phát tờ rơi chế độ chính sách liên quan đến người lao động. Sau đó người lao động được trực tiếp hỏi và cán bộ tư vấn trực tiếp trả lời. Phần lớn các câu hỏi của người lao động xoay quanh các vấn đề: nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, chế độ thai sản, ngày nghỉ hàng năm, nghỉ con ốm, chấm dứt hợp đồng lao động, chốt sổ BHXH...

Tại Công ty TNHH Geu Lim (thuộc LĐLĐ huyện Vụ Bản), cán bộ tư vấn lưu động trả lời qua loa truyền thanh của công ty các câu hỏi mà Ban chấp hành công đoàn cơ sở đã tập hợp từ các tổ sản xuất. Công nhân công ty sau khi vừa sản xuất vừa lắng nghe đã viết và gửi đến cán bộ tư vấn thêm nhiều câu hỏi về những nội dung: thủ tục, chế độ dưỡng sức sau sinh; quyền và nghĩa vụ của người lao động không tham gia BHXH; Nghĩa vụ của đơn vị khi sử dụng lao động vị thành niên; chế độ nghỉ con ốm; mức hưởng chế độ khi làm các biện pháp kế hoạch hóa gia đ́nh...

Từ nội dung trao đổi giữa cán bộ tư vấn và người lao động ở các doanh nghiệp, LĐLĐ tỉnh đă rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, nhận thức pháp luật nói chung, luật BHXH, BHYT, BHTN nói riêng của người lao động còn rất hạn chế. Vì vậy, việc chủ động mang kiến thức pháp luật đến với người lao động là cần thiết, giúp người lao động nâng cao nhận thức về pháp luật từ đó họ có khả năng tự bảo vệ quyền, lợi ích của mình khi tham gia quan hệ lao động; góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp.

Hai là, cần linh hoạt trong sử dụng các h́nh thức tư vấn pháp luật lưu động cho người lao động. Để xác định được hình thức tư vấn pháp luật lưu động nào phù hợp, cần phải trải qua các bước tìm hiểu như: văn hóa của doanh nghiệp, tâm lý của chủ doanh nghiệp, nhu cầu của người lao động... Trên thực tế, không nhất thiết phải lựa chọn 01 hình thức tư vấn lưu động mà có thể kết hợp, lồng ghép với nhiều hình thức khác để mang lại hiệu quả cao nhất.

Ba là, 3 tiêu chí để tiến hành cuộc tư vấn lưu động là “Thời điểm đúng, kiến thức đúng, công cụ đúng”.

Ngọc Tú

(Theo trang TTĐT Tổng LĐLĐ Việt Nam)

 

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter