Quan điểm của Lê-nin về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn


Ngày xuất bản: 29/04/2015 9:00:20 SA
Lượt đọc: 11920

Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những thành công nhất, công lao to lớn nhất của Mác - Ăng ghen và Lê-nin. Các ông cũng đă luận giải sâu sắc trong thực tiễn về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xă hội, chủ nghĩa cộng sản ở mỗi quốc gia, dân tộc và toàn thế giới.

Sau khi tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Mác và Ăng ghen chỉ ra biện pháp và con đường để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh của ḿnh. Ăng ghen viết: “thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”. Mác và Ăng ghen phân tích: "Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản th́ chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, c̣n giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp"[1].

Về phương thức lao động của giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân là những người lao động công nghiệp, sản xuất ra sản phẩm công nghiệp. Đây là đặc trưng cơ bản phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời trung cổ, người thợ thủ công trong công trường thủ công.

Về địa vị của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: giai cấp công nhân là những người lao động không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. Mác khẳng định “Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, v́ mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của ḿnh để sống” [2] .

Tiếp thu các quan điểm của Mác - Ăng ghen về giai cấp công nhân, Lê-nin khẳng định “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rơ vai tṛ lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xă hội xă hội chủ nghĩa”[3]. Sau đó, Lê-nin đă phát triển học thuyết của Mác và Ph.Ăng ghen trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đặc biệt là trong thực tiễn xây dựng CNXH ở nước Nga Xô viết, Lê-nin phát triển, hoàn thiện và làm rơ hơn vai tṛ của giai cấp công nhân trong quá tŕnh cách mạng XHCN. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động trở thành những người chủ tư liệu sản xuất chủ yếu của xă hội. Địa vị kinh tế chính trị của giai cấp công nhân có những thay đổi căn bản. “Dưới chủ nghĩa xă hội, giai cấp công nhân không thể gọi là giai cấp vô sản nữa: nó thoát khỏi bóc lột, cùng với toàn thể nhân dân nó nắm giữ các tư liệu sản xuất, do đó sức lao động của nó không phải là hàng hóa”[4].

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Giai cấp công nhân là sản phẩm của cách mạng công nghiệp, ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp; trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xă hội hóa cao. Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp.

Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, lực lượng đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng tiến bộ của phương thức sản xuất; là giai cấp có tinh thần triệt để cách mạnh; là giai cấp có tính tổ chức và kỉ luật cao; là giai cấp có bản chất quốc tế. V́ vậy giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là tổ chức lănh đạo xă hội thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản để đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng toàn xă hội khỏi áp bức bất công xóa bỏ CNTB xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới.

Tổ chức lănh đạo xă hội thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản: xoá bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xă hội cộng sản chủ nghĩa văn minh. Giai cấp công nhân là người đào huyệt chôn CNTB, từng bước xây dựng CNXH, chủ nghĩa cộng sản.

Về kinh tế: giai cấp công nhân  trở thành lực lượng sản xuất cơ bản và là giai cấp quyết định sự tồn tại xă hội hiện đại và tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.

Về chính trị: Dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động tiến hành đấu tranh giành chính quyền, xác lập và bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ cho nhân dân.

Về văn hóa tư tưởng: giai cấp công nhân đấu tranh với hệ tư tưởng phi vô sản, xác lập địa vị thống trị của hệ tư tưởng giai cấp công nhân xây dựng nền văn hóa và con người mới XHCN.

Từ những đặc điểm trên đă quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do những điều kiện khách quan quy định: Xét một cách tổng quát: Địa vị kinh tế xă hội khách quan của giai cấp công nhân chỉ ra rằng giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới CNTB. V.I.Lê-nin:“Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, là người lao động” 8 . Và, với tính chất như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến hóa tất yếu của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lănh đạo XH xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Từ sự phân tích địa vị kinh tế - xă hội, đặc điểm chính trị - xă hội của giai cấp và tầng lớp trung gian có thể kết luận: chỉ duy nhất giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, từng bước xây dựng CNXH, CSCN trên phạm vi toàn thế giới.

Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân - nhân tố chủ quan cơ bản nhất để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Sự lănh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định đầu tiên đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của ḿnh. V́ Đảng Cộng sản mang bản chất giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản là tổ chức bao gồm những phần tử tiên tiến, ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng Cộng sản đại biểu một cách triệt để và trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, Đảng Cộng sản lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng.

Sự lănh đạo của Đảng Cộng sản được thể hiện qua việc thực hiện các nhiệm vụ: Đảng Cộng sản vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, phân tích đúng đắn t́nh h́nh cụ thể đề ra cương lĩnh chính trị, đường lối chiến lược, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của quá tŕnh cách mạng cũng như của từng giai đoạn cách mạng (giành chính quyền, xây dựng CNXH…) trong từng nước cũng như trên toàn thế giới. Đảng Cộng sản tuyên truyền đường lối, giáo dục, thuyết phục giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động thực hiện thắng lợi đường lối đă đề ra. Đảng Cộng sản tổ chức, chỉ huy toàn bộ quá tŕnh cách mạng cũng như từng giai đoạn cách mạng: tập hợp lực lượng, bố trí cán bộ, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh; mọi cán bộ, đảng viên ca Đảng Cộng sản gương mẫu thực hiện và thực hiện đường lối đă đề ra.                                             

* Quan điểm  của Lê-nin về xây dựng tổ chức Công đoàn

Vấn đề về Công đoàn cũng như Đảng của giai cấp công nhân phải lănh đạo đối với tổ chức công đoàn là vấn đề vô cùng quan trọng. Theo Lê-nin, sự ra đời của tổ chức công đoàn là một tất yếu khách quan, đặc biệt tổ chức này c̣n tồn tại lâu dài, kể cả khi giai cấp vô sản đă giành được chính quyền và lănh đạo chính quyền…

Lê-nin khẳng định vai tṛ lănh đạo của Đảng đối với tổ chức công đoàn, giáo dục và lănh đạo công đoàn chính là nhiệm vụ của bất kỳ một đảng cộng sản nào. Chức năng và nhiệm vụ của công đoàn là vấn đề được Lê-nin đặc biệt quan tâm. Trước hết, công đoàn chính là nơi thu hút, tập hợp rộng răi quần chúng vào hàng ngũ tổ chức của ḿnh để giáo dục, thuyết phục quần chúng, huấn luyện quần chúng, làm cho quần chúng ủng hộ và tin theo Đảng và Nhà nước luôn là mục tiêu chiến lược đối với bất kỳ một đảng cộng sản nào trong mọi giai đoạn cách mạng. Lê-nin khẳng định: “Công đoàn nằm trong hệ thống chuyên chính vô sản, là tổ chức rộng lớn của giai cấp công nhân, là chỗ dựa vững chắc, người cộng tác đắc lực của cơ quan nhà nước, là sợi dây chuyền nối liền giữa Đảng với quần chúng, tuyệt đối không thể nói đến tính trung lập của tổ chức Công đoàn[5]. Như vậy có thể khẳng định Công đoàn chính là sợi dây nối liền giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng, là trường học của giai cấp công nhân, có nhiệm vụ dạy cho giai cấp công nhân biết liên hợp lại, đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp ḿnh, là nơi dạy cho công nhân biết quản lư.

Khi Đảng ra đời th́ tổ chức công đoàn càng đặc biệt quan trọng hơn, đó chính là cầu nối giữa Đảng với quần chúng, là một kênh quan trọng để tập hợp quần chúng, giáo dục quần chúng, và kể cả đối với sự phát triển của Đảng. Đó chính là mối quan hệ qua lại khăng khít giữa Đảng với công đoàn, Đảng phải nắm lấy tổ chức quan trọng này v́ đó chính là một tổ chức của giai cấp công nhân và đó chính là con đường duy nhất để giai cấp vô sản phát triển và thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của ḿnh. Công đoàn là một tổ chức của công nhân, v́ vậy Đảng không thể không lănh đạo đối với công đoàn và Đảng phải lănh đạo công đoàn là một tất yếu...

Quan điểm của Lê-nin về tăng cường cán bộ công nhân trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước

Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân - nhân tố chủ quan cơ bản nhất để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Sự lănh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định đầu tiên đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của ḿnh. Xuất phát từ thực tế nhiệm vụ xây dựng đất nước, Lê-nin khẳng định việc tăng cường đề bạt cán bộ xuất thân từ công nhân vào các cơ quan Đảng và Nhà nước là nhằm phát huy hơn nữa vai tṛ lănh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xă hội, đồng thời đảm bảo cho giai cấp công nhân thực hiện được vai tṛ tiên phong của ḿnh trong cuộc cách mạng XHCN. Chính từ việc đánh giá vai tṛ quan trọng của công nhân như vậy mà Lê-nin đă khẳng định “Giai cấp công nhân là cơ sở xă hội của Nhà nước đang thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xă hội”[6]. Một khi XHCN được xây dựng th́ việc củng cố chính quyền hướng đến nền chuyên chính vô sản th́ không thể thiếu cán bộ công nhân trong bộ máy nhà nước, Lê-nin nêu rơ “chuyên chính vô sản đ̣i hỏi sự bổ nhiệm những công nhân vào những chức vụ Nhà nước quan trọng nhất; nếu làm khác đi quyền lực của chính phủ công nhân sẽ mất sức mạnh, nó sẽ không c̣n được quần chúng ủng hộ”[7].

Như vậy, có thể nói giai cấp công nhân là nền tảng, lực lượng chính trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. Để thực hiện nhiệm vụ đó thành công th́ Đảng cộng sản cần xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, từ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân mà ra, trở lại phục vụ cho sự nghiệp giải phóng công nhân chính là nhiệm vụ của Đảng cộng sản với tư cách là bộ tham mưu, đội tiên phong của giai cấp công nhân. Tuy nhiên quá tŕnh phát hiện, đào tào và bồi dưỡng những cán bộ xuất thân từ công nhân lao động là cả một quá tŕnh lâu dài, khó khăn, phức tạp, đ̣i hỏi sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần kiên nhẫn, bền bỉ, có tính kế hoạch và chiến lược của Đảng cộng sản với vai tṛ là đội tiên phong của giai cấp công nhân.

(theo Trang TTĐT Tổng LĐLĐ Việt Nam) 

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter