Tăng sức cạnh tranh cho cả doanh nghiệp


Ngày xuất bản: 13/04/2016 2:50:27 SA
Lượt đọc: 9962

Chuẩn bị bữa ăn ca cho NLĐ.

Vừa qua, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN có Nghị quyết về bữa ăn ca cho người lao động (NLĐ). Đây là bản nghị quyết vừa cần thiết và có lợi cho NLĐ, đồng thời góp phần làm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp (DN). Nghị quyết đề cập toàn diện các vấn đề và giải pháp tổng thể để có được bữa ăn ca cho NLĐ trong đó đề nghị đưa chi phí bữa ăn ca vào mức lương tối thiểu vùng (tức là đưa vào chi phí sản xuất, được trừ vào thu nhập khi đóng thuế DN và thuế thu nhập cá nhân).

Vấn đề là các CĐCS phải đàm phán cụ thể để đưa được bữa ăn ca vào TƯLĐTT. Thực ra việc này cho đến nay có rất nhiều CĐCS đã làm được và không phải chỉ ở mức 15.000 đồng mà còn là 25.000-30.000 đồng. Mặc dù mức ăn ca tối thiểu chung được đề nghị là 15.000 đồng (chỉ cho chi phí thực phẩm, không tính chi phí nhiên liệu, nước, công nấu...) tức là chỉ bằng 0,6% mức lương tối thiểu vùng IV hiện nay theo Nghị định 122 năm 2015. Như vậy nếu với mặt bằng giá thực phẩm ở vùng IV, mức trên đủ đáp ứng năng lượng cho NLĐ; còn NLĐ ở vùng III, II và I sẽ được ăn ít calo hơn vì giá cả thực phẩm ở đó cao hơn. Bên cạnh đó, tính về tỉ lệ chi phí ăn ca cho một NLĐ, DN vùng IV phải chi cao hơn so với DN các vùng còn lại.

Để đưa được bữa ăn ca vào TƯLĐTT, nên có một số phương án đàm phán linh hoạt. Cụ thể, trừ những DN đã đàm phán được mức ăn ca 15.000 đồng hoặc cao hơn, việc đàm phán để DN chi cả 15.000 đồng nên cân đối với những DN quá khó khăn về tài chính, như NLĐ có thể đóng 3.000 đồng, còn lại DN bù 12.000 đồng. Đối với các DN vùng III, II và I, bữa ăn nên là 20.000-25.000 đồng. Đối với các DN khó khăn về tài chính, nên có phương án trong đó NLĐ đóng một phần, khi DN phát triển tốt, DN sẽ chi toàn bộ cho bữa ăn.

Nghị quyết của Tổng LĐLĐVN về ăn ca thực chất cũng giúp tăng sức cạnh tranh của DN, không phải vì phải chi phí thêm bữa ăn ca mà DN suy yếu đi mà ngược lại. Bởi theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2008 có sửa đổi so với ISO 9001-2000 bổ sung quản lý chất lượng điều kiện làm việc của NLĐ như môi trường, sức khỏe sinh học, tinh thần và tâm lý. Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế quốc tế, theo các hiệp định song phương hoặc đa phương như ASEAN, TPP,… cũng đòi hỏi khi các DN muốn xuất khẩu hàng hóa đến các nước phát triển, hàng hóa phải được sản xuất từ các DN không bị ô nhiễm môi trường, NLĐ được bảo đảm sức khỏe và vệ sinh.

 (theo Báo lao động) 

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter