Việt Nam tham gia TPP: Phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động


Ngày xuất bản: 20/10/2015 12:00:13 SA
Lượt đọc: 9013

 

 

Việc Việt Nam tham gia TPP đang dấy lên lo ngại về việc gia tăng những tranh chấp giữa người lao động (NLĐ) với chủ sử dụng LĐ khu vực tư nhân và nước ngoài. Tuy nhiên đáng lo ngại hơn là nguồn nhân lực chất lượng cao của các nước sẽ dịch chuyển sang Việt Nam hơn là việc “chảy máu chất xám” từ Việt Nam ra nước ngoài. Ngoài ra, giới doanh nghiệp (DN) sẽ phải đảm bảo các yêu cầu về “trách nhiệm xã hội” đối với NLĐ một cách minh bạch.

TS Dương Đình Giám 

(Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược - chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương)

TPP chưa đề cập đến dịch chuyển lao động

Chất lượng nguồn nhân lực luôn là thách thức đối với Việt Nam (VN) trong quá trình hội nhập. VN đang trong thời kỳ “dư lợi dân số” hay “dân số vàng”, với hơn 60% dân số trong độ tuổi LĐ. VN dường như có lợi thế về số lượng LĐ nhưng chất lượng LĐ thông qua trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo đang là vấn đề đáng lo ngại. Hiện cả nước có 83,6% số người đang làm việc chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó. 

Riêng trong khu vực công nghiệp, theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2013, tỉ lệ LĐ đang làm việc qua đào tạo trong các ngành khai khoáng; chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt lần lượt là 42,3%, 18,3% và 76,2%. Nhìn chung, trình độ LĐ công nghiệp vẫn ở mức thấp và tỉ lệ phân bố trình độ đào tạo mất cân đối. Công nhân (CN) kỹ thuật, đặc biệt là CN kỹ thuật bậc cao chiếm tỉ trọng nhỏ, trong khi đa số CN chỉ được đào tạo ngắn hạn, hướng dẫn công việc ngay tại xưởng sản xuất. 

Theo Báo cáo thường niên DN Việt Nam năm 2013 của VCCI, hiệu quả sử dụng LĐ trong giai đoạn 2007-2012 cũng suy giảm đáng kể (từ 17,4 lần xuống còn 14,9 lần) ở cả 3 khu vực DN. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), do nhiều nguyên nhân khác nhau, năng suất LĐ của VN thuộc nhóm thấp nhất ở Châu Á - Thái B́nh Dương. So với các nước láng giềng ASEAN, năng suất LĐ của VN cũng chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan.

Khi tham gia TPP, các quy định về LĐ trong hiệp định này không thấy đề cập đến việc dịch chuyển LĐ nên việc “chảy máu chất xám” giữa VN và các quốc gia thành viên không được đặt ra. Mặt khác, nếu có cũng sẽ rất nhỏ bởi về cơ bản, nền kinh tế của các nước thành viên TPP đều có tŕnh độ phát triển hơn ta. Tuy nhiên, nếu xét trong bối cảnh hội nhập chung, đặc biệt là việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay, sẽ là một thách thức lớn cho LĐVN, khi mà nguồn nhân lực chất lượng cao hơn của các nước trong khu vực có thể dễ dàng dịch chuyển sang VN làm việc.

DN phải nâng cao trách nhiệm xã hội

Khi tham gia TPP, việc cắt giảm thuế quan và các quy định về thuận lợi hóa thương mại sẽ giúp DN của các quốc gia thành viên giảm được nhiều chi phí trong xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa các nước trong khối. Điều này sẽ giúp DN có điều kiện tăng chi phí vào những khâu quyết định đến tăng hiệu quả của DN, trong đó có tiền lương và thu nhập cho NLĐ. Thêm vào đó, một điểm lợi nữa cho NLĐ đó là TPP cũng đồng ý có luật quy định mức lương tối thiểu cho NLĐ, nên DN nào chưa đạt được mức tối thiểu đó phải điều chỉnh.

Tuy nhiên, TPP c̣n nhiều điều khoản liên quan đến việc thực thi về bản quyền, LĐ và môi trường. Những yếu tố này sẽ gián tiếp làm tăng chi phí của DN. Cụ thể, DN sẽ phải đảm bảo các yêu cầu về “trách nhiệm xã hội” đối với NLĐ một cách minh bạch như điều kiện làm việc, thời gian làm việc, phúc lợi xã hội, không được sử dụng LĐ trẻ em. Đối với VN, đây thực sự là những thách thức cho cộng đồng DN. 

Nếu muốn được hưởng lợi từ TPP, đã đến thời điểm, các DN cần nhanh chóng cơ cấu lại hệ thống quản trị của mình theo những đòi hỏi của hiệp định này. Trong đó, việc xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất LĐ là yếu tố sống còn giúp DN hòa nhập với các quốc gia khác.

Theo Báo Lao động

 

 

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter